Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Lê Hường - 16:53, 22/11/2024

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và chuyên gia Cục Di sản văn hoá chia sẻ với học viên
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và chuyên gia Cục Di sản văn hóa chia sẻ với học viên

Đây là nội dung triển khai theo Quyết định 2539/QĐ-BVHTTDL ngày 13/8/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiện vụ “Dự án Mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng”, trong khuôn khổ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

Các học viên tham gia Lớp tập huấn là những nghệ nhân, thanh thiếu niên DTTS trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột. 

Tham gia Lớp tập huấn, các học viên có cơ hội được tiếp cận với chuyên gia hàng đầu về di sản văn hóa phát triển cộng đồng và di sản văn hóa phi vật, như: PGs.Ts. Đinh Hồng Hải - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền - Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và chuyên gia Cục Di sản văn hóa. Đồng thời, được trang bị kỹ năng tự phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng nơi cư trú như: Nhận diện, phân tích, lựa chọn để tự giới thiệu các di sản văn hóa mà chính họ là chủ thể. Đặc biệt là kỹ thuật Photovoice - cộng đồng tự kể các câu chuyện văn hóa của chính mình bằng hình ảnh.

Các học viên tham gia lớp tập huấn
Các học viên tham gia Lớp tập huấn

Ông Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL, cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc áp dụng phương pháp Photovoice để diễn giải, giới thiệu, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch có tính khả cao và phù hợp với xu thế. Cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay đang sử dụng các thiết bị Smartphone có chức năng ghi, phát hình ảnh chiếm tỷ lệ trên 60%. Nhiều thành viên của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên đã từng sử dụng chức năng ghi và phát lại các hình ảnh đã ghi trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, hầu hết những hoạt động ghi và phát lại các hình ảnh đã ghi trên các trang mạng xã hội chỉ dừng lại ở việc đáp ứng và phục vụ nhu cầu cá nhân, chưa nắm được kỹ thuật ghi hình, biên tập hình ảnh…

Tham gia Lớp tập huấn, các học viên sẽ thay đổi kiến thức, kỹ năng nhận diện, lựa chọn di sản để giới thiệu, lựa chọn nội dung ghi, phát hình ảnh theo hướng có mục đích rõ ràng, kỹ thuật ghi, phát lại hình ảnh. Đồng thời, học kỹ năng tạo ra những sản phẩm ghi hình với chất lượng nội dung và hình ảnh, âm thanh tốt hơn. Thông qua các tập quán, nghi lễ, diễn xướng truyền thống của cộng đồng để ghi, thu lại, biên tập, kết nối hình ảnh, âm thanh, lời giới thiệu hình thành các câu chuyện đời sống văn hóa bằng cách nhìn của chính mình.

Chuyên gia, đại biểu và học viên chụp hình lưu niệm
Chuyên gia, đại biểu và học viên chụp hình lưu niệm

Theo ông Lại Đức Đại - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk, mô hình được triển khai, thực hiện sẽ là một biện pháp phát triển bền vững bảo vệ tài nguyên văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể và cải thiện sinh kế của cộng đồng từ thúc đẩy phát triển du lịch. Thông qua Lớp tập huấn, các học viên sẽ nhận thức sâu sắc hơn về giá trị, vai trò của di sản với đời sống cộng đồng, ý thức áp dụng phương pháp Photovoice vào giới thiệu, diễn giải, lưu giữ và quảng bá di sản gắn với phát triển du lịch. Điểm mới mà Lớp tập huấn mang lại là cộng đồng tự bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình.

Việc áp dụng phương pháp Photovoice sẽ giúp cho cộng đồng chủ động, sáng tạo bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc mình, đồng thời kiến tạo cơ hội trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ những hoạt động diễn giải, quảng bá di sản gắn với phát triển du lịch.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.