Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) với Chương trình MTQG 1719: Đầu tư thiết chế văn hóa, thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở (Bài 8)

Văn Hoa - 11:23, 10/12/2024

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Chi Lăng đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.

Quan tâm xây dựng thiết chế văn hóa

Thôn Cốc Lùng có 138 hộ gia đình với 612 nhân khẩu, chủ yếu người Nùng. Thôn có 38 hộ khá, 57 hộ trung bình, 33 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo. Những năm trước đây, thôn Cốc Lùng không có nhà văn hóa thôn, bà con Nhân dân muốn hội họp, sinh hoạt phải tận dụng không gian phòng học cũ (Trường Tiểu học xã đã chuyển đi) nên rất chật chội, không đáp ứng được nhu cầu họp của 150 người.

Từ nguồn vốn Dự án 6, Chương trình MTQG 1719, huyện Chi Lăng đã hỗ trợ xây dựng thiết chế nhà văn hóa thôn Cốc Lùng (vùng III - theo cơ chế đặc thù), với tổng số tiền là 450 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 173 triệu đồng; ngân sách huyện là 8 triệu đồng; huy động xã hội hóa Nhân dân đóng góp là 269 triệu đồng.

Nhà văn hóa thôn Cốc Lùng, xã Bằng Hữu được đầu tư khang trang, đủ các trang thiết bị, đáp ứng được nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ cho Nhân dân trong thôn
Nhà văn hóa thôn Cốc Lùng, xã Bằng Hữu được đầu tư khang trang, đủ các trang thiết bị, đáp ứng được nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ cho Nhân dân trong thôn

Từ nguồn vốn trên, tận dụng dãy phòng học cũ, xã Bằng Hữu đã mở rộng thành 1 phòng hội trường nhà văn hóa, với diện tích 186m2 đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Theo ông Hoàng Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Hữu, đến nay, khuôn viên nhà văn hóa thôn có diện tích đất quy hoạch 2.449,5m2, diện tích hội trường nhà văn hóa 186 m2; diện tích sân khấu 24m2, đã thành lập Ban chủ nhiệm, ban hành nội quy, quy chế hoạt động.

Bên cạnh đó, nhà văn hóa còn được được trang bị loa kéo tay; trang trí khánh tiết theo quy định: phông, quốc hiệu, búa liềm, sao vàng, ảnh bác, bục phát biểu, bàn, ghế… đảm bảo trang thiết bị hoạt động. Có nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn nam nữ riêng biệt. Thời gian hoạt động văn hóa văn nghệ thường xuyên đạt 35%; thời gian hoạt động vui chơi giải trí phục vụ trẻ em đạt 35%.

Khuôn viên nhà văn hóa được có sân tập thể thao đơn giản 900m2, bố trí một số dụng cụ thể thao như cầu lông, máy tập đi bộ trên không, đáp ứng được yêu cầu tập luyện của người dân trong thôn.

Dự án 6 đã xây dựng và hoàn thiện các nhà văn hóa thôn, phát huy hiệu quả khai thác sử dụng, nâng cao chất lượng hoạt động,
Dự án 6 đã xây dựng và hoàn thiện các nhà văn hóa thôn, phát huy hiệu quả khai thác sử dụng, nâng cao chất lượng hoạt động,

Ông Kinh Quý Hồng, Trưởng thôn Cốc Lùng phấn khởi bày tỏ, công trình được đầu tư và đi vào sử dụng trong niềm vui và phấn khởi của toàn bộ bà con Nhân dân. Khuôn viên nhà văn hóa hiện nay đã đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của Nhân dân trên địa bàn; đặc biệt là nhu cầu thể dục thể thao, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần hoàn thiện tiêu chí về hạ tầng cơ sở của thôn.

Ông Hoàng Văn Chiến, Phó Chủ tịch xã cho hay, Bằng Hữu có 6 thôn với 628 hộ. Hiện nay 6/6 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn nông thôn mới; có sân tập thể thao đơn giản từ 200m2 trở lên gắn liền với nhà văn hoá thôn. Xã Bằng Hữu có điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định, với diện tích 400m2. Điểm này còn đáp ứng nhu cầu vui chơi, sinh hoạt của bà con Nhân dân trên địa bàn như: đi bộ, tập dưỡng sinh, tập thể dục, chơi cờ, nhảy dân vũ...

Thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở

Theo Báo cáo của UBND huyện Chi Lăng, triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719, huyện Chi Lăng đã hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế 3 nhà văn hóa thôn tại các xã vùng III theo cơ chế đặc thù gồm: nhà văn hóa thôn Trung Tâm, xã Vân An với tổng số tiền là 471,851 triệu đồng; nhà văn hóa thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, với tổng số tiền là 322 triệu đồng; nhà văn hóa thôn Cốc Lùng, xã Bằng Hữu, với tổng số tiền là 450 triệu đồng.

Bên cạnh đó, huyện Chi Lăng còn hỗ trợ trang thiết bị cho 5 nhà văn hóa thôn tại xã Bằng Hữu và xã Chiến Thắng, với tổng số tiền là 207,7 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị cho 9 nhà văn hóa thôn của 04 xã vùng III, năm 2024 với tổng số tiền là 259 triệu đồng; hỗ trợ trang thiết bị, âm thanh cho 10 đội văn nghệ truyền thống của 03 xã: Bắc Thủy (03 đội), Liên Sơn (3 đội), Vân An (4 đội).

Nhờ quan tâm các thiết chế văn hóa đã góp phần thực hiện và nâng cao chất lượng tiêu chí số 6 “Cơ sở vật chất văn hóa” trong xây dựng Nông thôn mới; tiêu chí số 16 “Văn hóa” trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện
Nhờ quan tâm các thiết chế văn hóa đã góp phần thực hiện và nâng cao chất lượng tiêu chí số 6 “Cơ sở vật chất văn hóa” trong xây dựng Nông thôn mới; tiêu chí số 16 “Văn hóa” trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện

Có thể thấy, huyện Chi Lăng đã triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 với quyết tâm cao, đạt được những kết quả tích cực, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở phát triển.

Đặc biệt, Dự án 6 đã xây dựng và hoàn thiện các nhà văn hóa thôn, phát huy hiệu quả khai thác sử dụng, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia sáng tạo, thụ hưởng văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn, góp phần thực hiện và nâng cao chất lượng tiêu chí số 6 “Cơ sở vật chất văn hóa” trong xây dựng Nông thôn mới; tiêu chí số 16 “Văn hóa” trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (chiếm hơn 70% dân số), trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 53%. Những năm qua, triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng nông thôn của thị xã đã đổi thay đáng kể, cuộc sống của đồng bào đã ấm no và đang ngày càng khởi sắc. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ lồng ghép từ Chương trình góp phần giữ vững và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới.