Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) với Chương trình MTQG 1719: Quan tâm xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS (Bài 6)

Văn Hoa - 15:29, 05/12/2024

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), bên cạnh việc quan tâm hỗ trợ hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện Chi Lăng còn quan tâm đẩy mạnh công tác xóa mù chữ (XMC) cho đồng bào DTTS, nhằm giảm thiểu số người mù chữ, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho Nhân dân.

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chi Lăng Nguyễn Mai Huyền (áo xanh) cùng các thành viên Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và xoá mù chữ huyện Chi Lăngthăm lớp xoá mù chữ giai đoạn II tại xã Bằng Mạc
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chi Lăng Nguyễn Mai Huyền (áo xanh) cùng các thành viên Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và xoá mù chữ huyện Chi Lăng thăm lớp xoá mù chữ giai đoạn II, tại xã Bằng Mạc

Trước thực trạng nhiều người dân xã Vạn Linh không biết chữ, Phòng Giáo dục và Đào (GD&ĐT) tại huyện Chi Lăng đã mở lớp học XMC tại xã Vạn Linh. Theo đó, có 34 học viên đăng kí tham gia lớp học XMC với nhiều độ tuổi khác nhau. Đa số học viên là những người mẹ, người vợ người lao động chính trong gia đình, hàng ngày lo việc sản xuất ngoài ruộng, nương. Khi tham gia lớp học XMC, dù còn bận lo toan công việc gia đình, nhưng học viên đều tham gia học đầy đủ. Bởi với các chị, biết đọc, biết viết là mong muốn chính đáng của hầu hết mọi người, nhưng do nhiều hoàn cảnh khác nhau nhiều người không được đến trường, đến lớp nên không biết chữ.

Tại một số buổi học, lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng một số thành viên Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và XMC huyện Chi Lăng đã trực tiếp đến thăm, động viên, nắm bắt khó khăn trong việc tổ chức, duy trì lớp học. Đồng thời cũng trao đổi, định hướng một số biện pháp để giúp các học viên và giáo viên tổ chức hiệu quả, phù hợp với điều kiện dạy và học của địa phương.

Sau gần 1 năm giảng dạy và học tập, lớp XMC giai đoạn 2 tại thôn Nà Tẻng, xã Vạn Linh đã hoàn thành chương trình khóa học. Đến nay, 100% học viên đã biết đọc, biết viết, góp phần thực hiện chương trình phổ cập giáo dục, XMC trên địa bàn. Trong 34 học viên, có 5 học viên được đánh giá hoàn thành xuất sắc chương trình, đạt 14,3%.

Bà Vi Thị Thu Hường, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng (thứ 5 từ trái sang) trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho các học viên lớp XMC xã Vạn Linh
Bà Vi Thị Thu Hường, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng (thứ 5 từ trái sang) trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho các học viên lớp XMC xã Vạn Linh

Để động viên tinh thần học tập, tại buổi Lễ Bế giảng lớp học XMC, đại diện Phòng GD&ĐT huyện, đại điện Đảng ủy, UBND xã Vạn Linh và Trung tâm học tập cộng đồng xã đã đến động viên và trao giấy chứng nhận, trao tặng giấy khen cho những học viên có thành tích xuất sắc trong khóa học. Đây là niềm vui, là niềm động viên kịp thời giúp các chị em phụ nữ nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp cận tri thức, làm chủ cuộc sống.

Bà Vi Thị Thu Hường, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng cho biết, do đặc thù của huyện miền núi, kinh tế có bước tăng trưởng khá, nhưng chưa bền vững tại một số đơn vị xã; đời sống của Nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỷ lệ đáng kể, tác động không nhỏ đến công tác phổ cập giáo dục, XMC.

Nhằm khắc phục tình trạng mù chữ và tái mù chữ, những năm qua, các cấp, ngành tập trung triển khai các giải pháp XMC. Hằng năm, Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng đã đẩy mạnh phối hợp với các cấp, ngành, địa phương rà soát diễn biến về hiện tượng mù chữ, từ đó có tham mưu mở các lớp XMC và giáo dục tiếp tục sau biết chữ tại các đơn vị xã có tỷ lệ người biết chữ thấp (xã Bằng Mạc, xã Hòa Bình).

Đối chiếu với Điều 6 của Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, các chỉ số về điều kiện XMC toàn huyện đạt được như sau: Toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn có số cán bộ tham gia làm công tác XMC và phụ trách công tác trung tâm học tập cộng đồng. 20/20 đơn vị xã được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất, có cán bộ Trung tâm học tập cộng đồng phụ trách. Các xã có tỷ lệ người mù chữ cao nằm trên địa bàn rộng, số lượng người mù chữ tại các xã ít, không đủ để mở lớp xóa mù chữ tại các trung tâm học tập cộng đồng.

Về số người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Trong độ tuổi 15-25 là 11.868/11.868 người, đạt 100%, (không tăng, không giảm so với năm 2023); trong độ tuổi 15 - 35 là 26.722/26.726 người, đạt 99,99%, (tăng 0,03% so với năm 2023); trong độ tuổi 15 - 60 là 54.700/54.954 người, đạt 99,54%, (giảm 0,03% so với năm 2023). Hiện nay, Chi Lăng đang mở 02 lớp xóa mù chữ giai đoạn 2 tại xã Bằng Mạc với 45 học viên.

Các đại biểu và lớp XMC giai đoạn 2 tại thôn Nà Tẻng, xã Vạn Linh chịp ảnh lưu niệm
Các học viên lớp XMC giai đoạn II, tại thôn Nà Tẻng, xã Vạn Linh và đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Chi Lăng Vi Thị Thu Hường nhấn mạnh, trong năm 2025, huyện Chi Lăng đặt mục tiêu giữ vững và nâng cao chất lượng kết quả PCGD, XMC toàn huyện; duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mức độ 2; tỉ lệ người trong độ tuổi từ 15 - 60 biết chữ mức độ 2 đạt trên 98,0%; tổng số người trong độ tuổi 15 - 35 biết chữ mức độ 2 đạt trên 99,9%; tổng số người trong độ tuổi từ 15-35 mù chữ giảm xuống tỷ lệ dưới 0,1%.

Theo Báo cáo của UBND huyện Chi Lăng, Triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1 về Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS, thuộc Dự án 5, Chương trình MTQG 1719. 

Năm 2024, đối với nguồn vốn đầu tư, huyện Chi Lăng đã thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành đối với 03 công trình trường PTDTBT trên địa bàn xã Vân An, Hữu Kiên; trong đó công trình trường PTDTBT Tiểu học 1 xã Hữu Kiên đã thi công hoàn thành, còn lại 02 công trình đang thi công theo tiến độ.

Vốn sự nghiệp có tổng kinh phí được giao 1 tỷ 130 triệu đồng, Chi Lăng đã thực hiện chi hỗ trợ mua sắm trang thiết bị nhằm duy trì hoạt động thường xuyên cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; trường có học sinh bán trú; chi hỗ trợ công tác XMC cho người dân vùng đồng bào DTTS. 

Đối với các nội dung giao Phòng GD&ĐT làm chủ đầu tư, Phòng đã xây dựng dự toán cho các nội dung thực hiện như: Mua sắm ti vi, máy tính cho các đơn vị trường học… đến nay vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện, dự kiến đến cuối năm giải ngân được 100%.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (chiếm hơn 70% dân số), trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 53%. Những năm qua, triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng nông thôn của thị xã đã đổi thay đáng kể, cuộc sống của đồng bào đã ấm no và đang ngày càng khởi sắc. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ lồng ghép từ Chương trình góp phần giữ vững và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới.