Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hàn Quốc tiếp tục có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 trong ngày nhiều nhất thế giới

PV - 08:05, 07/04/2022

Đến sáng 7/4, thế giới có tổng số 494.999.056 ca nhiễm và 6.190.368 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 1.183.978 ca nhiễm và 3.314 ca tử vong mới. Với 286.243 ca nhiễm và 371 ca tử vong mới, Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận thêm số ca nhiễm và tử vong mới do COVID-19 nhiều nhất trên thế giới trong ngày qua.

Sáng 7/4, đã có 430.575.433 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh.
Sáng 7/4, đã có 430.575.433 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh.

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 7/4, đã có 430.575.433 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 58.233.255 ca bệnh đang điều trị, có 58.178.420 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 54.835 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 227 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số liệu mới cập nhật trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 575.555 ca nhiễm và 1.600 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 182.072.781 ca nhiễm mới và 1.784.389 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Đức, Pháp và Italy có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất châu Âu khi có thêm lần lượt 204.930; 161.950 và 69.178 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Đồng thời, Đức cũng là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực với 333 ca, tiếp sau đó là Nga (291 ca) và Anh (233 ca).

Với 142.173.888 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 7/4, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 458.480 ca nhiễm mới và 943 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, Hàn Quốc vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong mới nhiều nhất châu Á với 286.243 ca nhiễm và 371 ca tử vong.

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 96.814.307 ca, trong đó có 1.446.197 ca tử vong và 79.230.175 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 17.867 ca nhiễm và 261 ca tử vong mới do COVID-19, Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong mới nhiều nhất khu vực.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 34.203 ca nhiễm và 261 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 56.294.376 ca và 1.289.693 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất khu vực khi có thêm 27.120 ca nhiễm mới và 196 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 7/4, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 11.787.098 ca, trong đó có 253.098 ca tử vong và 11.016.865 ca bình phục. 24 giờ qua, Nam Phi có số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực với 2.031 ca; trong khi Mauritius có số ca mới tử vong nhiều nhất với 17 ca.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 5.855.855 ca nhiễm (tăng 75.379 ca) và 9.479 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 46 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 62.046 ca nhiễm mới và 27 ca tử vong mới do COVID-19 trong 24 giờ qua.

Sau hơn 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tiếp tục tăng cao, các quốc gia trên thế giới vẫn đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu, phát triển và tiêm vaccine phòng COVID-19. Ngày 6/4, EMA - cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) - đã cấp phép tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 4 cho người từ 80 tuổi trở lên. Trong thông báo chung với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), EMA cho biết mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 4 (tức là mũi tăng cường thứ 2) có thể được tiêm cho người từ 80 tuổi trở lên sau khi đánh giá các dữ liệu về nguy cơ bệnh nặng cao hơn ở nhóm tuổi này và mức độ bảo vệ có được nhờ tiêm mũi 4. Tuy nhiên, cả 2 cơ quan trên nhất trí vẫn còn quá sớm để xem xét việc sử dụng mũi vaccine thứ 4 cho toàn bộ người dân.

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu ở Israel công bố ngày 5/4 cho thấy liều thứ 4 sử dụng vaccine của hãng Pfizer giúp giảm đáng kể nguy cơ bệnh nặng nếu mắc COVID-19 ở người cao tuổi và cũng bảo vệ chống lại nguy cơ lây nhiễm trong thời gian ngắn./.