Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hàn Quốc miễn thị thực cho du khách Việt Nam đến đảo Jeju và thành phố Yangyang

Duy Ly - 09:16, 05/05/2022

Bộ trưởng Nội vụ Jeon Hae-cheol cho biết, Hàn Quốc sẽ cho phép nhập cảnh, miễn thị thực qua các sân bay quốc tế Jeju và Yangyang bắt đầu từ ngày 1/6, nối lại chương trình miễn thị thực đã bị đình chỉ hơn 2 năm do đại dịch Covid-19.

Tuyến đi bộ Songaksan Dullegil ở đảo Jeju (Ảnh minh họa của Shutterstock)
Tuyến đi bộ Songaksan Dullegil ở đảo Jeju (Ảnh minh họa của Shutterstock)

Kể từ năm 2002, Hàn Quốc đã triển khai hệ thống miễn thị thực, theo đó tất cả du khách nước ngoài, ngoại trừ những người đến từ 24 quốc gia được Bộ trưởng Tư pháp chỉ định, có thể ở lại hòn đảo Jeju trong tối đa 30 ngày mà không cần thị thực.

Tuy nhiên, quy định này đã bị tạm dừng vào ngày 4 tháng 2 năm 2020 sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Các chuyến bay quốc tế cũng bị đình chỉ tại Sân bay Quốc tế Jeju vào thời điểm đó.

Các quan chức nước này cho biết, các chuyến du lịch theo nhóm với 5 du khách trở lên từ Việt NamPhilippinesIndonesia  Mông Cổ đến sân bay quốc tế Yangyang ở bờ biển phía đông sẽ được ở lại Hàn Quốc trong tối đa 30 ngày mà không cần thị thực.

“Chúng tôi hy vọng sẽ tăng số lượng khách du lịch quốc tế và tiếp thêm sức mạnh cho thị trường du lịch bằng cách hợp thức hóa chính sách nhập cảnh”, Bộ trưởng Nội vụ Jeon Hae-cheol cho biết trong cuộc họp của cơ quan ứng phó đại dịch COVID-19.

Khi làn sóng lây nhiễm gần đây nhất đã có dấu hiệu lắng xuống, quốc gia này đã nới lỏng một loạt các biện pháp hạn chế biên giới, miễn kiểm dịch bắt buộc cho những du khách đã tiêm phòng đầy đủ.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.