Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Khôi phục miễn thị thực cho 13 quốc gia

Lam Anh (t/h) - 14:41, 15/03/2022

Ngày 15/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP về việc miễn thị thực cho công dân của 13 quốc gia.


Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên có hiệu lực trong thời gian 3 năm. Ảnh minh họa.
Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên có hiệu lực trong thời gian 3 năm. Ảnh minh họa.

Cụ thể, công dân các nước Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa I-ta-li-a, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na-uy, Cộng hòa Phần Lan, Cộng hòa Bê-la-rút sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên được thực hiện trong thời gian 3 năm, kể từ ngày 15/3/2022 đến hết ngày 14/3/2025 và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Văn bản này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/3/2022 và thay thế cho các nghị quyết trước đó về tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương với các nước.

Bộ Ngoại giao sẽ được giao chủ trì tổng kết, đánh giá và kiến nghị với Chính phủ việc gia hạn, tạm dừng hoặc chấm dứt chính sách miễn thị thực đơn phương quy định tại văn bản này./.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.