Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hàn Quốc đang trải qua làn sóng dịch nghiêm trọng nhất, người mắc COVID-19 tại Đức có thể gấp đôi con số thống kê

PV - 08:10, 27/03/2022

Tính đến sáng 27/3, thế giới đã ghi nhận hơn 480 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 6,144 triệu trường hợp tử vong.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại một địa điểm xét nghiệm PCR tạm thời ở TP Thượng Hải (Trung Quốc) hôm 11/3 - Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại một địa điểm xét nghiệm PCR tạm thời ở TP Thượng Hải (Trung Quốc) hôm 11/3 - Ảnh: Reuters

Tại Đông Nam Á, Malaysia thông báo ghi nhận thêm 21.839 ca mắc mới, trong đó có 21.552 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên là 4.101.081 ca. Malaysia cũng ghi nhận thêm 52 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì dịch bệnh lên là 34.717 ca. Hiện còn 247.065 người chưa khỏi, trong đó có 291 bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt. Theo Bộ Y tế Malaysia, 84,1% dân số nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng bệnh, 79% đã được tiêm các mũi cơ bản và 47,8% đã được tiêm mũi tăng cường.

Trung Quốc đại lục ghi nhận 1.335 ca mắc mới, trong đó có 1.280 ca lây nhiễm trong nước. Trong số các ca lây nhiễm trong nước, có 1.122 ca tập trung ở tỉnh Cát Lâm, địa phương ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất trên cả nước. Các ca mắc không triệu chứng được ghi nhận trong 24 giờ qua là 4.430 ca và đều không được giới chức nước này công nhận là các ca bệnh. Tính đến hết ngày 25/3, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 141.986 ca mắc bệnh, trong đó có 4.638 ca tử vong.

Trong khi đó, đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc ghi nhận 8.841 ca mắc mới, giảm so với mức 10.405 ca mắc ghi nhận một ngày trước đó. Thêm 139 ca tử vong vì COVID-19 được báo cáo trong 24 giờ qua. Trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, các nỗ lực nhằm kiểm soát dịch của đặc khu sẽ tập trung vào các viện dưỡng lão và những người sống trong những cơ sở này. Theo đó, đối với làn sóng dịch bệnh thứ 5 hiện nay hay với bất kỳ làn sóng dịch bệnh nào khác trong tương lai, chính quyền đặc khu xác định cần bảo vệ tốt hơn các viện dưỡng lão và người cao tuổi, một trong những điều quan trọng nhất cần làm là tăng tỷ lệ tiêm phòng.

Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, cũng đã triển khai đợt xét nghiệm mới trên toàn thành phố nhằm tăng cường nỗ lực dập tắt đợt bùng phát dịch bệnh đang dâng cao. Chính quyền Thượng Hải đã sử dụng các chiến lược xét nghiệm khác nhau ở tất cả các khu vực trong thành phố tùy thuộc nguy cơ dịch bệnh mỗi nơi. Giới chức thành phố khẳng định chính quyền sẽ nỗ lực để tránh phải áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện do lo ngại những tác động kinh tế của biện pháp này.

Hàn Quốc ghi nhận ca mắc mới dưới mức 400.000 ca trong ngày thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh nước này dần nới lỏng các biện pháp hạn chế dù biến thể Omicron vẫn tiếp tục lây lan. Cụ thể, Hàn Quốc ghi nhận 335.580 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên 11.497.711 ca. Nhìn chung, số ca mắc mới có xu hướng giảm trong tuần qua, trung bình 357.000 ca/ngày, thấp hơn so với mức trung bình 405.000 ca/ngày được ghi nhận trong tuần trước đó. Trong khi đó, số ca tử vong tăng 323 ca, tỷ lệ tử vong là 0,13%. Hàn Quốc đang trải qua làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ khi dịch bùng phát, khiến tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này vượt mốc 10 triệu vào đầu tuần này. Có đến gần 9 triệu ca mức được ghi nhận tại nước này kể từ đầu tháng 2.

Tại châu Âu, Ireland cho biết đã ghi nhận 9.324 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ khi nước này dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang hồi cuối tháng 2. Số bệnh nhân phải nhập viện cũng tăng lên mức cao mới với 1.466 ca. Ireland cũng ghi nhận 55 bệnh nhân COVID-19 phải điều trị tích cực, cao hơn so với con số 47 ca của tháng trước. Theo ông Kingston Mills, Giáo sư về miễn dịch thực nghiệm tại trường Trinity, việc nới lỏng một số biện pháp phòng dịch, trong đó có đeo khẩu trang, cùng với sự lây lan của dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron đã khiến số ca mắc gia tăng mạnh tại Ireland. Ông Mills cho rằng số ca mắc gia tăng là không thể tránh khỏi bởi rất khó để có thể ngăn chặn sự lây nhiễm từ một người không đeo khẩu trang. Kể từ cuối tháng 2 vừa qua, Chính phủ Ireland đã dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang tại không gian kín công cộng và trên phương tiện giao thông công cộng. Kể từ đó, số ca mắc và nhập viện tại nước này đã gia tăng.

Tại Đức, Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach cho rằng số ca mắc tại nước này trên thực tế có thể gấp đôi so với con số thống kê. Theo thống kê Viện Robert Koch (RKI), trong vòng 24 giờ qua, Đức đã ghi nhận 296.498 ca mắc mới. Tỷ lệ lây nhiễm trung bình trong 7 ngày qua đã tăng nhẹ lên ở mức 1.756 trên mỗi 100.000 dân. Bộ trưởng Lauterbach cho biết thêm số ca tử vong vẫn ở mức cao, khoảng 300 ca/ngày, và cảnh báo nguy cơ hệ thống y tế bị quá tải là không thể chấp nhận được. Ông cho rằng trong tình hình hiện nay, không thể chờ đợi mà phải hành động để ứng phó với nguy cơ về y tế có thể xảy ra. Tính đến 24/3, gần 76% dân số Đức đã tiêm đủ liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 và ít nhất 48,6 triệu người đã tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, vẫn còn 19,5 triệu người tại nước này chưa tiêm vaccine.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.