Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hà Giang: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo hiệu quả

PV - 09:40, 31/05/2019

Hà Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Những năm gần đây, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, ngành của tỉnh đặc biệt chú trọng. Nhờ đó đã tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội.

Hà Giang vận dụng thế mạnh cây trồng địa phương để phát triển kinh tế. Hà Giang vận dụng thế mạnh cây trồng địa phương để phát triển kinh tế.

Ông Hoàng Đức Tiến, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang cho biết, thời gian qua, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2016 đến cuối năm 2018, tỉnh Hà Giang giảm được 18.230 hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43% xuống còn 31%), trong đó 6 huyện nghèo tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 64% xuống còn 46%. Các hộ nghèo đã được tiếp cận đầy đủ hơn các chính sách, dịch vụ xã hội cơ bản. Cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, xã nghèo tiếp tục được hoàn thiện, bàn giao đưa vào sử dụng.

Năm 2018, nhiều dự án giảm nghèo được triển khai thực hiện như: Các tiểu dự án thuộc Chương trình 30a, Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo… bên cạnh các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Hà Giang đẩy mạnh thực hiện các chính sách khác như: Chính sách tín dụng hộ nghèo; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh… Qua đó, đã có hàng nghìn hộ nghèo được đào tạo nghề, tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Gia đình anh Phàn Văn Canh trước đây là hộ nghèo ở thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình. Từ khi được tiếp cận chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, anh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng để mua 5 con trâu gồm 4 trâu sinh sản và 1 trâu đực giống, tổng giá trị 90 triệu đồng. 10 triệu đồng còn lại, anh Canh dùng để sửa chữa chuồng, mở rộng diện tích trồng cỏ. Đến nay, đàn trâu của gia đình anh đã phát triển lên tới gần 20 con.

Hay như gia đình anh Hoàng Đình Việt ở thôn Lũ Hạ, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình cũng vươn lên làm giàu từ phát triển trồng rừng kinh tế. Đến nay, diện tích trồng keo của gia đình anh đã mở rộng trên 20ha. Anh Việt cho biết, trong tổng số hơn 20ha keo, có 10ha đã cho thu hoạch, mang lại cho gia đình gần 700 triệu đồng.

Từ kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2018, tỉnh Hà Giang đã đầu tư xây dựng 56 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hơn 1 nghìn hộ nghèo. Để tạo nguồn thu nhập nhanh và ổn định cho các hộ phấn đấu thoát nghèo, Hà Giang đã chỉ đạo các huyện hỗ trợ và hướng dẫn người lao động tham gia các chương trình đưa lao động đi làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và đi làm việc tại Trung Quốc theo thỏa thuận đã ký kết.

Trong thời gian tới, Hà Giang tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 4,2%/năm và giảm 6% đối với huyện nghèo, xã nghèo.

HOÀNG QUÝ