Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nông thôn mới

Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm Ba Na trong nhịp sống hiện đại

Thùy Dung - 12:16, 14/03/2023

Bằng đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Ba Na ở huyện Kbang (Gia Lai) đang duy trì nghề dệt thổ cẩm với mong muốn góp phần vào việc giữ gìn loại hình văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên.

Bằng tình yêu văn hóa những người phụ nữ Ba Na ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, Gia Lai) đều giữ gìn nghề dệt trong gia đình
Bằng tình yêu văn hóa những người phụ nữ Ba Na ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, Gia Lai) đang ngày đêm giữ gìn nghề dệt thổ cẩm

Khi nhắc đến văn hóa của đồng bào Tây Nguyên không thể không nhắc đến trang phục thổ cẩm. Cùng với cồng chiêng, bến nước, rượu ghè… thổ cẩm đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. 

Từ đôi tay khéo léo và sự sáng tạo những người phụ nữ đã khắc họa được những họa tiết đặc sắc lên tấm vải thổ cẩm
Từ đôi tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ Ba Na, tấm thổ cẩm độc đáo đang dần được hình thành

Gắn bó với khung dệt đã hàng chục mùa rẫy, Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Lăm, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) cho biết: Để cho ra một tấm vải thổ cẩm ưng ý người nghệ nhân phải mất nhiều thời gian, công sức, đặc biệt đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ. 

Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và tinh tế của người nghệ nhân trong từng công đoạn
Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỷ mỉ, khéo léo và tinh tế của người nghệ nhân trong từng công đoạn

“Sự khéo léo của người phụ nữ được thể hiện qua những họa tiết trên tấm vải thổ cẩm và trang phục truyền thống. Những họa tiết thường thấy trên trang phục của người Ba Na gắn liền với đời sống đồng bào bao đời nay như con chim, cồng chiêng, ché rượu, cây nêu, mặt trời…", Nghệ nhân Đinh Thị Lăm chia sẻ.

Phần lớn những người phụ nữ ở xã Ba Na tranh thủ dệt khi đã hoàn tất các công việc nương rẫy và sau bữa cơm chiều.
Phần lớn những người phụ nữ ở Kbang tranh thủ dệt khi đã hoàn tất các công việc nương rẫy và sau bữa cơm chiều
Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Lăm (bên phải) là một trong những hạt nhân văn hóa tiêu biểu trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống
Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Lăm (bên phải) là người luôn quan tâm đến công tác giữ gìn văn hóa truyền thống

“Ngày trước, người dân thường trồng cây bông để lấy nguyên liệu dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn bông rất khan hiếm nên một số gia đình không trồng được sẽ dùng các loại chỉ, len có sẵn trên thị trường để dệt. Ưu điểm là vừa dễ chọn màu, lại tiện lợi, nhanh chóng. ”, Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Lăm cho biết thêm.

Từ việc giữ gìn nghề truyền thống, những người phụ nữ Ba Na đã đóng góp vào công cuộc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên trong nhịp sống hiện đại
Từ việc giữ gìn nghề truyền thống, những người phụ nữ Ba Na đã đóng góp vào công cuộc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên trong nhịp sống hiện đại
Phụ nữ Ba Na thường mặc trang phục truyền thống trong những dịp lễ, hội quan trọng
Phụ nữ Ba Na thường mặc trang phục truyền thống trong những dịp lễ, hội quan trọng

Những năm vừa qua, các cấp, chính quyền huyện Kbang đã có rất nhiều dự án, chương trình, hội thi… để hỗ trợ người dân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống. 

Tin cùng chuyên mục
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.