Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Giáo dục vùng DTTS và miền núi: Nên thay đổi nội dung và phương pháp tiếp cận

PV - 14:07, 07/05/2018

Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, hàng nghìn tỷ đồng đã được đầu tư cho giáo dục vùng DTTS, miền núi, góp phần thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực DTTS. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ, phát triển giáo dục vùng DTTS, vẫn cần phải thay đổi cách tiếp cận để khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Theo báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội, những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với giáo dục vùng DTTS, miền núi, như: đào tạo cử tuyển; phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi; chính sách cho các trường PTDTNT, PTDTBT; chế độ ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhà quản lý giáo dục làm việc ở khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK; hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS về tín dụng học tập, miễn giảm học phí…

Nhiều nguồn lực được ưu tiên đầu tư cho xây dựng các công trình giáo dục. Nhiều nguồn lực được ưu tiên đầu tư cho xây dựng các công trình giáo dục.

 

Theo đó, giáo dục vùng DTTS và miền núi phát triển mạnh mẽ ở tất cả các ngành học, cấp học. So với năm học 2010-2011, năm học 2016-2017, vùng DTTS và miền núi có gần 8 nghìn trường mầm non, tăng 483 trường (7,6%); trên 7 nghìn trường tiểu học, tăng 713 trường (trên 11%); gần 5 nghìn trường THCS tăng 429 trường (trên 9%); trên 1 nghìn trường THPT, tăng 71 trường (trên 6%); 314 trường PTDTNT, tăng 22 trường; trên 1 nghìn trường PTDTBT tăng 886 trường. Quy mô học sinh DTTS ngày càng tăng. Học sinh tiểu học vùng DTTS, miền núi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 95%; học sinh DTTS có học lực khá, giỏi cấp THCS đạt trên 38%, cấp THPT đạt gần 35%.

Từ năm 2010-2017, Trung ương, các địa phương cùng các nguồn hỗ trợ khác đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục lên đến trên 52 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây mới gần 11 nghìn hạng mục công trình giáo dục…

Tuy nhiên, theo ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phân tích, đa số các tỉnh miền núi, vùng DTTS địa hình chia cắt, giao thông khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, mật độ dân cư thấp, phân bố không đều là trở ngại lớn cho việc bố trí xây dựng trường, lớp. Một số chính sách ban hành có hiệu lực trong thời gian ngắn, chưa có tính dự báo dài hạn và liên tục. Công tác kiểm tra, giám sát còn bất cập, hạn chế…

Tại cuộc họp ngày 26/4 do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức với một số bộ, ngành liên quan để lấy ý kiến về dự thảo báo cáo chuyên đề “Tình hình triển khai kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2010-2017”, đại diện các bộ, ngành kiến nghị, nên thay đổi nội dung, phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi. Các đại biểu thống nhất với những kiến nghị, đề xuất của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục; Chính phủ ban hành chính sách mới, như: miễn học phí cho trẻ em 5 tuổi, ban hành nghị định mới về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK; kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số chính sách về lĩnh vực quản lý giáo dục, tuyển dụng và tinh giản biên chế trong ngành Giáo dục, chính sách hỗ trợ học bổng, học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh DTTS…

Do đóng góp ý kiến vào dự thảo chuyên đề Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, để tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi cần thay đổi cách tiếp cận. Ví dụ như chính sách cử tuyển đã phát huy hiệu quả trong thời gian nhất định, nhưng thời gian tới, chính sách này nên thu hẹp đối tượng thụ hưởng là một số dân tộc rất ít người, hay một số ngành đặc thù như: Công an, Quân đội… Nếu không sẽ tạo ra bất bình đẳng, hẫng hụt, yếu kém…

Hay chính sách dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc, nhiều dân tộc hiện nay chữ viết đã bị thất truyền, nên tập trung thực hiện chính sách cho những dân tộc mà sự sinh tồn, phát triển gắn với giáo dục dân tộc. Quan tâm đến chính sách xóa mù chữ, chống tái mù.

Thứ trưởng, Lê Sơn Hải đề xuất, có thể thu hút nguồn lực xã hội, hình thành quỹ hỗ trợ học bổng, cơ chế cho vay, ngân hàng cho vay; hỗ trợ thanh niên DTTS khởi nghiệp…; Thời gian tới, chính sách phát triển giáo dục DTTS, miền núi nói chung nên tích hợp, lồng ghép để bố trí nguồn lực đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Có thể thấy, quan tâm, đầu tư cho giáo dục vùng DTTS, miền núi là chủ trương đầy tính nhân văn của Đảng, Nhà nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục ưu tiên nguồn lực, thay đổi tư duy về nội dung, phương pháp tiếp cận… là giải pháp quan trọng để giáo dục vùng DTTS, miền núi ngày càng phát triển.

HƯƠNG TRÀ

Tin cùng chuyên mục