Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa

T.Hợp - 08:28, 05/11/2022

Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2752/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch Triển khai công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa, năm thứ nhất (2022 - 2023).

Các em học sinh được xem những hình ảnh về các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Các em học sinh được xem những hình ảnh về các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Kế hoạch Triển khai công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa, năm thứ nhất (2022 - 2023) sẽ triển khai trên toàn quốc với một số nội dung như: Triển khai mô hình "Câu lạc bộ em yêu lịch sử", "Giờ học lịch sử" tại các bảo tàng cấp tỉnh, thời gian từ tháng 01-5/2023, áp dụng tại tất cả các bảo tàng cấp tỉnh (phù hợp với điều kiện thực tế của từng bảo tàng); triển khai thí điểm mô hình "Giờ học lịch sử online" tại một số bảo tàng cấp tỉnh, thời gian từ tháng 3-7/2023, áp dụng tại một số bảo tàng cấp tỉnh (có đủ điều kiện cả về nhân lực và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ)…

Việc triển khai Kế hoạch phải phù hợp với định hướng chung đối với các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan của Ngành văn hóa, thể thao và du lịch và Ngành giáo dục và đào tạo.

Kế hoạch nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tăng cường sự phối hợp giữa Ngành văn hóa, thể thao và du lịch và Ngành giáo dục và đào tạo trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa. 

Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm kiên cường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, ý thức giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người - yếu tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước./.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.