Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Giá cau tăng chóng mặt, thương lái lùng sục tìm mua

Minh Ngọc - Ánh Nguyệt - 15:05, 31/08/2021

Tại Quảng Ngãi, Bình Định giá cau tăng mạnh, có thời điểm giá cau lên tới 50 triệu/tạ, thương lái lùng sục tìm mua, còn người trồng cau thu lãi lớn.

Nhiều vườn cau tại Quảng Ngãi mang lại thu nhập cho người dân
Nhiều vườn cau tại Quảng Ngãi mang lại thu nhập cho người dân

Thời gian gần đây, giá cau trái trên thị trường tăng cao đã góp phần làm cho những vườn cau ở Quảng Ngãi, Bình Định xanh trở lại.

Tại huyện An Lão (Bình Định), mùa cau bắt đầu khoảng tháng 8 năm trước, kéo dài đến tháng 2 - 3 năm sau. Vào mùa cau rộ, toàn huyện An Lão có đến hơn trăm người buôn cau, tập trung ở 2 xã An Hòa và An Tân. Mỗi ngày, họ phải vượt qua mấy chục cây số đường rừng và len lỏi vào tận những bản làng xa xôi ở các xã An Vinh, An Dũng, An Quang… thu mua cau tươi về cung cấp cho các lò sấy. Vào mùa cau rộ, bình quân 1 người mỗi ngày mua được 70 - 80 kg cau.

Thương lái tìm tới các vườn cau để thu mua số lượng lớn để xuất khẩu
Thương lái tìm tới các vườn cau để thu mua số lượng lớn để xuất khẩu

Tại Quảng Ngãi, các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành là nơi có diện tích cau lớn. Trong khi nhiều loại nông sản rớt giá do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, thì giá cau bất ngờ bật tăng, 1 tạ cau có thể mua được 1 chỉ vàng. Đợt đầu người dân bán 35.000 đồng/kg, đợt sau cách đó chừng hơn 1 tuần bán được 50.000 đồng/kg. Tại huyện Sơn Tây - thủ phủ của cây cau ở Quảng Ngãi, người dân nơi đây cũng đang rất phấn khởi vì giá cau đạt kỷ lục. Mới đầu mùa, cau thu hoạch chưa nhiều, giá tại vựa thu mua dao động khoảng 50.000 đồng/kg, thậm chí đạt 55.000 - 60.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá cau cao những ngày vừa qua là do ảnh hưởng của bão số 9 năm 2020 khiến một phần diện tích cau bị hư hại khiến sản lượng cau giảm. Ngoài doanh nghiệp Trung Quốc thu mua, còn có các doanh nghiệp Ấn Độ đặt hàng mua cau ở nhiều địa phương. Hiện người trồng cau đang hy vọng cau “giữ” được giá, có thêm thu nhập để cải thiện kinh tế gia đình./.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.