Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

TS. Lý Thị Thu - 16:07, 30/06/2024

Thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng.

Để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng. (Trong ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển là kênh thông tin bổ ích, tin cậy đối với cán bộ làm công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc trên mọi miền đất nước). Ảnh: Ngọc Thu
Để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng. (Trong ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển là kênh thông tin bổ ích, tin cậy đối với cán bộ làm công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc trên mọi miền đất nước). Ảnh: Ngọc Thu

Hệ thống chính sách dân tộc hiện nay đã cụ thể hoá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; cơ bản đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực đời sống, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh tại vùng DTTS và miền núi. Đặc biệt, từ năm 2021, bên cạnh 02 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Quốc hội khóa XIV đã quyết nghị thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 tại Nghị quyết số 120/2020/QH14.

Như vậy, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một Chương trình MTQG dà̀nh riêng cho đồng bào vùng DTTS và miền núi; thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đây là quyết sách lớn nhằm ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho vùng DTTS và miền núi.

Chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, mang lại hiệu quả như mục tiêu đặt ra, vai trò của công tác tuyên truyền là rất quan trọng và không thể thiếu. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi quốc gia và trong mọi lĩnh vực, truyền thông chính sách cho đồng bào DTTS ở nước ta cũng được đẩy mạnh và được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau.

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) có 10 dự án. Công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động được coi trọng với việc có riêng 1 dự án (Dự án 10) thuộc Chương trình MTQG 1719.

Từ năm 2021 đến nay, triển khai Chương trình MTQG 1719 nói riêng, chính sách dân tộc nói chung, Ủy ban Dân tộc đã định hướng nội dung cho các cơ quan báo chí đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách cho đồng bào DTTS. Các bộ, ngành, địa phương liên quan cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển tải chính sách đến đồng bào…

Qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến công tác dân tộc và thực hiện chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng DTTS và miền núi; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của đồng bào các dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách, các Chương trình MTQG, những mô hình phát triển sản xuất, tấm gương điển hình trong đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, vượt khó, thoát nghèo trong vùng đồng bào DTTS được đẩy mạnh truyền thông, tôn vinh để nhân rộng. Các báo, đài, tạp chí, cổng/trang thông tin điện tử cũng tham gia giám sát, phản ánh những khó khăn, thách thức, hạn chế, bất cập trong thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi để các bộ, ngành Trung ương, các cấp chính quyền địa phương kịp thời nắm bắt, xử lý, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến công tác dân tộc và thực hiện chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng DTTS và miền núi; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của đồng bào các dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Tăng cường sự đồng thuận xã hội, tạo động lực để đồng bào các DTTS phát huy nội lực, chủ động, tích cực trong quá trình tham gia triển khai, giám sát thực hiện các chương trình, chính sách ở vùng DTTS và miền núi đạt được kết quả cũng như mục tiêu đã đặt ra; kịp thời nhận diện, chủ động đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động chia rẽ, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây mất trật tự an toàn xã hội; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của đồng bào DTTS với Đảng và Nhà nước.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả truyền thông chính sách cho đồng bào DTTS trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho lực lượng tham gia làm công tác tuyên truyền, nhất là đội ngũ cán bộ thôn, bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đội ngũ biên tập viên, phát thanh viên của Đài truyền thanh xã. Đặc biệt, cần xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên là người DTTS ở cơ sở và chế độ đãi ngộ xứng đáng cho người làm công tác tuyên truyền; bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động tuyên truyền; tăng cường tuyên truyền bằng tiếng DTTS; đồng thời lựa chọn những nội dung, hình thức phù hợp, từ đó đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS.