Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đăk Nông: Rộn ràng mùa Lễ hội Văn hóa thổ cẩm

Nguyệt Anh - 18:19, 25/11/2020

Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 năm 2020 với chủ đề "Xứ sở của những âm điệu" đã chính thức khai mạc vào tối 24/11 tại khu Đảo nổi, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Đây là chương trình mở màn chuỗi các sự kiện văn hóa - du lịch của tỉnh Đắk Nông năm 2020.

Tiết mục văn nghệ đặc sắc đêm khai mạc Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2
Tiết mục văn nghệ đặc sắc đêm khai mạc Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông cho biết: Đến với Đăk Nông, chúng ta không chỉ đến với không gian văn hóa thổ cẩm của các dân tộc mà còn đến với Công viên địa chất Đăk Nông đã được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, xứ sở của những âm điệu. Thổ cẩm là một trong những nét văn hóa tạo nên tính đặc trưng của từng tộc người, là “gia tài văn hóa” mà các nghệ nhân qua nhiều thế hệ đã chắt chiu, sáng tạo, chứa đựng nhiều tín ngưỡng, quan niệm sống, tư duy thẩm mỹ, mang nét văn hóa đặc trưng truyền thống riêng của từng dân tộc.

Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc với chủ đề ""Xứ sở của những âm điệu"
Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc với chủ đề ""Xứ sở của những âm điệu"

Theo ông Nguyễn Đình Trung, việc bảo tồn và phát triển thổ cẩm không chỉ vì mục đích phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mà đó còn là sứ mệnh đối với một phần di sản quan trọng và thiêng liêng đã được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và chính thổ cẩm cũng góp phần làm nên tình đoàn kết, sự đa dạng về bản sắc văn hóa và lịch sử của 54 dân tộc anh em, là cầu nối văn hóa giữa chúng ta và bạn bè quốc tế, tượng trưng cho từng nhân sinh quan, tôn giáo, tín ngưỡng, làm nên sắc thái riêng cho từng dân tộc.

Đại diện tổ chức UNESCO Bằng chứng nhận danh hiệu "Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông".
Đại diện tổ chức UNESCO trao Bằng chứng nhận danh hiệu "Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông".

Được biết, Công viên địa chất Đăk Nông là Công viên địa chất toàn cầu thứ 3 tại Việt Nam và là “thành viên chính thức trong 161 Công viên địa chất toàn cầu. Đây không chỉ là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, bảo tồn các giá trị di sản của địa phương mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Đăk Nông, góp phần nâng tầm các giá trị di sản của địa phương thành di sản chung của toàn nhân loại, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và hình ảnh Đăk Nông nói riêng ra trường quốc tế.

Đoàn nghệ nhân các dân tộc tỉnh Gia Lai biểu diễn tại Không gian Văn hóa thổ cẩm Việt Nam (Ảnh: BĐN)
Đoàn nghệ nhân các dân tộc tỉnh Gia Lai biểu diễn tại Không gian Văn hóa thổ cẩm Việt Nam (Ảnh: BĐN)

Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2/2020 có sự tham dự của 15 tỉnh, thành trong cả nước gồm: Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Trị, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Bạc Liêu, An Giang, Tiền Giang và Đăk Nông. Lễ hội thu hút hơn 500 nghệ nhân, vận động viên, diễn viên quần chúng là đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trước đó, vào chiều 24/11, UBND tỉnh Đăk Nông đã tổ chức Hội nghị giới thiệu, quảng bá hình ảnh và kêu gọi đầu tư du lịch tỉnh Đăk Nông.

Đại biểu tham quan "Không gian Văn hóa thổ cẩm Việt Nam"
Đại biểu tham quan "Không gian Văn hóa thổ cẩm Việt Nam"

Trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa thổ cẩm cũng đã diễn ra Triển lãm thực nghiệm “Không gian văn hóa thổ cẩm Việt Nam và Không gian ẩm thực".

Đại biểu và du khách nếm thử các món ẩm thực dân tộc
Đại biểu và du khách nếm thử các món ẩm thực dân tộc

Các hoạt động Giao lưu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Gần 200 nghệ nhân là đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Đăk Nông, Đăk Lắk, An Giang, Lâm Đồng, Bình Phước, Tuyên Quang, Bạc Liêu, Tiền Giang tham gia phục dựng các nghi lễ, kết hợp diễn tấu cồng chiêng và múa dân gian truyền thống.

Các hoạt động giao lưu văn hóa góp phần tái hiện các giá trị văn hóa truyền thống giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, khơi dậy niềm tự hào và thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Đặc biệt, chiều ngày 27/11 sẽ diễn ra một Fashion show trình diễn trang phục thổ cẩm Việt Nam mang tên "Hương rừng sắc núi". Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục cập nhật ở những bản tin sau.