Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thổ cẩm làng Công Dồn

Nguyễn Văn Sơn - 10:21, 29/09/2020

Làng Công Dồn, xã Zuôich, huyện Nam Giang được coi là cái nôi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu của tỉnh Quảng Nam. Trải qua hàng thế kỷ tồn tại, từ những chiếc áo, váy, khố... được làm từ vỏ cây rừng, nghề dệt thủ công Công Dồn ngày nay vẫn được duy trì phát triển.

Một góc làng dệt thổ cẩm Công Dồn vào những năm 2000
Một góc làng dệt thổ cẩm Công Dồn vào những năm 2000

Hiện nay, làng Công Dồn có 159 hộ với 398 nhân khẩu thì có tới 120 thợ dệt, giàu kinh nghiệm. Đến Công Dồn, du khách sẽ được trải nghiệm các công đoạn để hoàn thành một tấm vải thổ cẩm của những người thợ dệt Cơ Tu. Mỗi sản phẩm từ nghề dệt truyền thống của người Cơ Tu không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn là sản phẩm tinh thần để người thợ dệt gửi gắm tâm hồn, tài năng, khiếu thẩm mỹ, sự thông minh, sáng tạo, tinh thần lao động của mình. 

Đàn ông Cơ Tu làng Công Dồn trong trang phục vỏ cây
Đàn ông Cơ Tu làng Công Dồn trong trang phục vỏ cây
Công đoạn thu hoạch bông, đến công đoạn bật bông, xe bông, kéo sợi và dệt thổ cẩm ở làng Công Dồn
Công đoạn thu hoạch bông, đến công đoạn bật bông, xe bông, kéo sợi và dệt thổ cẩm ở làng Công Dồn
Thổ cẩm làng Công Dồn  3

Sản phẩm dệt của người Cơ Tu làng Công Dồn rất phong phú, đa dạng. Đó là những tấm aduông (tấm dồ); áo choàng; áo chữ X; khố của đàn ông; khố của thanh niên; váy ngắn, váy dài của phụ nữ và trẻ em; tấm đắp, trang phục trẻ em và những khăn trùm đầu; tấm địu con; túi thổ cẩm...

Trang phục của đồng bào Cơ Tu làng Công Dồn trong lễ hội truyền thống
Trang phục của đồng bào Cơ Tu làng Công Dồn trong lễ hội truyền thống

Nghề dệt thổ cẩm làng Công Dồn đã được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Đây là niềm tự hào của đồng bào Cơ Tu làng Công Dồn, đồng thời mởhướng trong việc bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn.