Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Duy Chí - 14:27, 02/04/2025

Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.

Toàn cảnh Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025
Toàn cảnh Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 diễn ra từ ngày 28/3 đến 02/4/2025 (29/2 đến 5/3 năm Ất Tỵ), tại Trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương - Tổ đình Hội Khánh (phường Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một), quy tụ 400 giới tử xuất gia tại các chùa, tịnh xá trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam 5 tỉnh thành trong khu vực Đông Nam Bộ gồm: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng tại Đại giới đàn
Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng tại Đại Giới Đàn

Đến dự và chứng minh có ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương; Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng cùng đông đủ chư tôn đức, Hòa thượng Hội đồng Trị sự, Hội đồng Chứng Minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành Đông Nam bộ tham gia Đại giới đàn
400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành Đông Nam bộ tham gia Đại Giới Đàn

Giáo luật của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quy định: “Người xuất gia không thọ giới sẽ không được công nhận là bậc xuất gia theo đạo Phật”. Người xuất gia, ở chùa hoặc tịnh xá sau 2 năm sẽ được thọ nhận Sa Di (hoặc Sa Di Ni) phải giữ đúng 10 giới luật. Sau 2 năm là Sa Di sẽ tiếp tục được thọ nhận Tì Kheo (hoặc Tì Kheo Ni), tức đại đức, phải giữ 250 giới luật. Riêng với Tì Kheo Ni phải giữ 348 giới luật theo truyền thống Bắc truyền.

Chùa Hội Khánh, TP. Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương nơi tổ chức thí điểm Đại giới đàn trí tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025
Chùa Hội Khánh, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nơi tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025

Đại Giới Đàn là nơi “Tuyển Phật Trường”, là nơi truyền trao giáo pháp, gìn giữ giới luật để tu tập. Trong đạo Phật, giới luật rất quan trọng “Giới luật còn thì đạo Phật còn. Giới luật mất thì đạo Phật mất” là giáo lý căn bản của Phật Giáo đóng góp vào đời sống xã hội. Vì vậy giới tử tham gia Đại Giới Đàn phải trải qua kỳ thi nghiêm ngặt về Kinh - Luật - Luận. Bài thi đạt yêu cầu sẽ được giáo hội cấp chứng nhận. Bài thi không đạt, giới tử phải thi lại lần sau. Đại Giới Đàn được tổ chức 2 năm 1 lần.

Do số lượng giới tử đông, thuộc nhiều hệ phái và tách biệt riêng tăng với ni nên việc truyền giới được chia thành nhiều phân đàn: Tổ đình Hội Khánh là phân đàn truyền giới cho giới tử Tăng; Phân đàn truyền giới cho giới tử Ni tại chùa Bồ Đề Đạo Tràng (P. Bình Chuẩn, TP. Thuận An); Phân đàn truyền giới cho giới tử Tăng thuộc Hệ phái Khất sĩ tại tịnh xá Ngọc Thịnh (phường Lái Thiêu, TP. Thuận An); Phân đàn truyền giới cho giới tử Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại tịnh xá Ngọc Tân (phường Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An).

Hòa thượng Thích Huệ Thông - Phó Trưởng Ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương
Hòa thượng Thích Huệ Thông - Phó Trưởng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương

Hòa thượng Thích Huệ Thông - Phó Trưởng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương cho biết: Đây là lần đầu tiên Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thí điểm tổ chức Đại Giới Đàn theo cụm 5 tỉnh thành miền Đông Nam Bộ. Sau thành công này, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm để ban hành Bộ quy tắc chung, thống nhất nhằm phổ biến rộng rãi trong toàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...