Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông - điểm hẹn Tây Nguyên

Minh Thu - 12:11, 04/08/2024

Nằm trên cao nguyên M'nông hùng vĩ, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông rộng 4.760km2, trải dài qua 5 huyện: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song và TP. Gia Nghĩa. Đây là điểm đến cho những người đam mê khám phá thiên nhiên và văn hóa đa dạng, hứa hẹn đem lại những trải nghiệm thú vị trên vùng đất Tây Nguyên giàu bản sắc.

Núi lửa Nâm Kar - một trong năm miệng núi lửa tiêu biểu trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (Ảnh: Trần An).
Núi lửa Nâm Kar - một trong năm miệng núi lửa tiêu biểu trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (Ảnh: Trần An).

Di sản độc đáo

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông nổi bật với hệ thống 5 miệng núi lửa trẻ và mạng lưới hang động núi lửa kéo dài khoảng 10km. Trong đó, Hang C7 với dài 1.266m được công nhận là hang động dạng ống dung nham lớn nhất Đông Nam Á và Trung Quốc.

Nằm ở khu vực Tây Nguyên hùng vĩ, vùng đất Đắk Nông là nơi hội tụ văn hóa của cộng đồng 40 dân tộc, với đa đạng sắc màu văn hóa. Những phong tục tập quán độc đáo, những di sản văn hóa phi vật thể như Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi và Nghệ thuật trình diễn Nau M'Pring của người M'Nông, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tạo sự đặc sắc và cuốn hút riêng biệt cho vùng đất này.

Đa dạng sinh học

Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, Vườn quốc gia Tà Đùng, rừng đặc dụng - cảnh quan Đray Sáp và một phần phía Nam của Vườn quốc gia Yok Đôn tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút là những nơi lưu giữa các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học của khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thác Liêng Nung. Ảnh: Thế Bảo
Cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thác Liêng Nung. Ảnh: Thế Bảo

Hệ thống động thực vật trong Công viên địa chất rất phong phú với nhiều giống, loài quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như: voi, hổ, bò rừng và nhiều loài linh trưởng... Đây là tiềm năng lớn để Công viên địa chất phát triển các mô hình du lịch sinh thái, thám hiểm, nghiên cứu về đa dạng sinh học... thu hút các nhà khoa học cũng như du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu.

Xứ sở của những âm điệu

Đặc biệt, với định hướng trở thành “Xứ sở của những âm điệu”, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã thiết kế ba tuyến du lịch mang đậm chất nhạc (Trường ca của Lửa và Nước, Bản giao hưởng của Làn gió mới, Âm thanh từ Trái đất) nhằm kết nối, làm tăng giá trị các điểm di sản và tạo ra nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách trên hành trình khám phá công viên.

Mỗi tuyến du lịch đều được thiết kế để du khách có thể khám phá trọn vẹn các giá trị địa chất, văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Đắk Nông. Từ 13 điểm di sản địa chất, 10 điểm di sản văn hóa vật thể, 6 điểm di sản thiên nhiên đến 3 di sản văn hóa phi vật thể và các điểm đối tác, cơ sở hạ tầng... đều hứa hẹn mang lại những trải nghiệm đầy thú vị, đáng nhớ.

Mỗi tuyến du lịch đều được thiết kế để du khách có thể khám phá trọn vẹn các giá trị địa chất, văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Đắk Nông.
Mỗi tuyến du lịch đều được thiết kế để du khách có thể khám phá trọn vẹn các giá trị địa chất, văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Đắk Nông.

Đến với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, du khách có nhiều cơ hội lắng nghe những âm điệu từ lòng đất, cảm nhận sự giao thoa tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên, và khám phá những giá trị văn hóa độc đáo của vùng đất cao nguyên hùng vĩ này.

Bảo tàng Âm thanh

Là điểm đến số 32 trong tổng số 41 điểm đến của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, Nhà triển lãm âm thanh, hay còn được gọi là Bảo tàng Âm thanh, tại TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông có nhiều công nghệ độc đáo được đưa vào trưng bày, giới thiệu di sản âm thanh của đại ngàn. Khu trưng bày có 8 phòng với 7 chủ đề có đặc trưng âm thanh đến từ nhiều chất liệu; nhiều nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào M’nông và Ê Đê như: M’buốt, Đinh năm, Đinh puôt… cùng nhạc cụ các dân tộc trong và ngoài nước. Điểm nhấn tại không gian trưng bày là bộ đàn đá Goong Lú - bằng chứng quan trọng cho việc nghiên cứu khoa học về âm nhạc cổ xưa, nhất là ở khu vực Nam Tây Nguyên...

Âm thanh phát ra từ gốm đất nung (Ảnh: Trần Quang).
Âm thanh phát ra từ gốm đất nung. (Ảnh: Trần Quang)

Kết thúc hành trình trải nghiệm qua 8 phòng trưng bày, du khách được khám phá tác phẩm nghệ thuật “Âm thanh của chúng ta”. Nhờ tương tác giữa ánh sáng, âm thanh, khi nhiều người cùng đặt bàn tay vào quả bóng, sự cộng hưởng càng lớn thì cường độ âm thanh càng cao, càng to.

Ngày 7/7/2020, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO khóa 209 đã thông qua quyết định công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu. Đây là Công viên Địa chất toàn cầu thứ ba ở nước ta, sau Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.