Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chương trình 1719

Công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng chưa thể khởi công do cách làm "tắt" của chủ đầu tư

Phạm Tiến - 21:39, 01/10/2024

Nhà văn hóa bản Tà Leng, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) là công trình sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Dù đã được phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật từ tháng 12/2023 và đã được cấp vốn, nhưng đến nay chưa thể triển khai thi công.

 (Bài KH) Công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng: Cần quyết liệt hơn để đảm bảo tiến độ
Nhà văn hóa bản Tà Leng cũ hiện đã xuống cấp cần được xây dựng mới

Ngày 29/12/2022, UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 379/QĐ-UBND về việc phân bổ chi tiết nguồn vốn đầu tư Chương trình MTQG 1719. Đến ngày 29/12/2023, UBND huyện Minh Hóa đã ban hành Quyết định số 2130/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: Nhà văn hóa bản Tà Leng, xã Dân Hóa (trong đó gồm các hạng mục: Nhà văn hóa, nhà vệ sinh và khuôn viên).

Theo Quyết định số 2130/QĐ-UBND huyện Minh Hóa, thì Dự án Nhà văn hóa bản Tà Leng, có tổng mức đầu tư là 1 tỷ 996 triệu đồng  từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 năm 2024. Tuy nhiên đến thời điểm này, công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng, xã Dân Hóa vẫn chưa thể triển khai thi công do chưa có mặt bằng sạch.

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu quy hoạch xây dựng Nhà văn hóa bản Tà Leng hiện đang vướng đất ở, đất rừng sản xuất của nhiều hộ đồng bào. Điều khó hiểu là khi khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và làm dự toán, đơn vị tư vấn và chủ đầu tư không bố trí nguồn để đền bù giải phóng mặt bằng. 

Thay vì khảo sát, giải phóng mặt bằng trước, rồi mới lập hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thì đơn vị tư vấn và chủ đầu tư lại làm “tắt”. Để bây giờ vốn đã cấp, báo cáo kinh tế - kỹ thuật đã phê duyệt, nhưng công trình lại chưa có mặt bằng sạch để thi công. Nếu chủ đầu tư không quyết liệt, không có giải pháp phù hợp thì dự án khó có thể thực hiện được.

Vị trí quy hoạch xây dựng nhà văn hóa bản Tà Leng hiện đang vướng đất ở, đất rừng sản xuất của nhiều hộ đồng bào
Vị trí quy hoạch xây dựng Nhà văn hóa bản Tà Leng hiện đang vướng đất ở, đất rừng sản xuất của nhiều hộ đồng bào

Không chỉ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng, công trình này cũng được quy hoạch ở địa điểm cao, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Điều này cũng sẽ gây khó khăn trong quá trình triển khai thi công và đội vốn là điều khó tránh khỏi.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đinh Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, đại diện chủ đầu tư cho biết: “Hiện nay, UBND xã đang trình cấp có thẩm quyền để được điều chỉnh lại quy hoạch công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng. Theo đó, vị trí xây dựng mới sẽ được chuyển xuống thấp hơn so với vị trí cũ được quy hoạch ban đầu”.

Theo kế hoạch cấp vốn, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng, xã Dân Hóa sẽ phải giải ngân 100% trước ngày 31/01/2025. Thế nhưng, sau 10 tháng phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật vẫn không thể triển khai thi công và hiện nay lại đang tiếp tục xin điều chỉnh vị trí xây dựng còn chưa biết khi nào được phê duyệt và thực hiện được?

 (Bài KH) Công trình Nhà văn hóa bản Tà Leng: Cần quyết liệt hơn để đảm bảo tiến độ 2
Do không bố trí nguồn để giải phóng mặt bằng nên dù đã được cấp vốn, được ký quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế -kỹ thuật nhưng Nhà văn hóa bản Tà Leng vẫn chưa thể khởi công xây dựng

Mục tiêu của dự án Nhà văn hóa bản Tà Leng là nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS theo đúng tinh thần của Chương trình MTQG 1719 đã đề ra là giải quyết những vấn đề thiết yếu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng còn đáp ứng các tiêu chí xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 của xã. 

Tuy nhiên, với cách làm "tắt" của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn, công trình đã bị kéo dài, như vậy chính sách không sớm đến được với người dân. Đây là vấn đề mà các địa phương cũng cần phải lưu tâm rút kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai các công trình, dự án...

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.