Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Châu Á đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới

PV - 10:11, 21/07/2022

Tính đến sáng 21/7, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 570.361.002 ca nhiễm và 6.393.271 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 736.834 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó châu Á đứng đầu với 260.746 trường hợp.

Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine COVID-19 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 19/7/2022. (Ảnh: Xinhua)
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine COVID-19 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 19/7/2022. (Ảnh: Xinhua)

Sau một thời gian nhiều quốc gia trên thế giới nới lỏng các biện pháp phòng dịch và quay trở lại cuộc sống bình thường mới, số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại do biến thể phụ của Omicron là BA.2 và BA.5 lây lan nhanh. Nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 tại nhiều nước trên thế giới đang trở nên hiện hữu.

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 21/7 cho thấy, hiện toàn thế giới có 541.406.348 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 99% tổng số ca mắc). Trong số 22.561.383 ca bệnh đang điều trị thì có 22.520.980 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 40.403 ca (chiếm 0,2%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 211.926.134 trường hợp, trong đó có 1.867.105 ca tử vong và 200.879.460 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm mới COVID-19, với 248.480 trường hợp.

Từ nhiều ngày qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu đang có dấu hiệu “nóng trở lại”, trong bối cảnh chi nhánh châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cho biết số ca mắc COVID-19 ở châu lục này đã tăng gấp 3 lần trong vòng 6 tuần qua, chiếm gần một nửa số ca nhiễm mới trên toàn cầu. 53 quốc gia trong khu vực châu Âu đã báo cáo gần 3 triệu ca mắc COVID-19 vào tuần trước với trung bình khoảng 3.000 trường hợp tử vong mỗi tuần. Tỷ lệ nhập viện cũng tăng gấp đôi, dù số người phải nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt vẫn ở mức thấp. Số ca nhập viện tăng đã một lần nữa đe dọa phá vỡ hệ thống y tế vốn đã bị kéo căng ở nhiều quốc gia châu Âu.

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 21/7 là 108.538.286 trường hợp, trong đó có 1.498.266 ca tử vong. Hiện Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 91.620.605 ca nhiễm và 1.050.039 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại.

Còn tại Nam Mỹ, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 69.010 ca nhiễm COVID-19. Tính cho đến nay, khu vực này có tổng số 60.415.011 ca nhiễm và 1.311.833 ca tử vong vì COVID-19.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 165.221.240 trường hợp, với 1.443.980 ca tử vong và 158.719.534 ca điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Á đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 260.746 trường hợp. Trước nguy cơ làn sóng COVID-19 mới đang lan nhanh ở châu Á, chính phủ nhiều nước trong khu vực đã lên tiếng khuyến cáo người dân tăng cường các biện pháp phòng dịch, tránh nguy cơ quá tải hệ thống y tế.

Tính đến sáng 21/7, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại châu Phi lần lượt là 12.480.619 và 256.620 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 4.001.444 ca nhiễm COVID-19 và 101.915 ca tử vong vì dịch bệnh. 

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 59.676 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 48.971 ca. Hiện khu vực này có tổng số 10.778.991 trường hợp ca mắc COVID-19, với 15.452 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 8.912.149 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 1.530.186 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.