Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ trước 22 giờ?

PV - 10:28, 03/11/2017

Trước 22h, nếu người điều khiển phương tiện không vi phạm giao thông thì Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe kiểm tra hành chính không?

Một độc giả gửi câu hỏi như sau: “Hôm trước, trên đường đi làm về, tôi bất ngờ bị Cảnh sát cơ động chạy ra bắt dừng xe và kiểm tra giấy tờ dù tôi không vượt đèn đỏ, lấn làn đường hay vi phạm lỗi gì cả. Tôi có thắc mắc là trước 22h00 đêm, nếu mình không vi phạm giao thông thì Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe kiểm tra hành chính không và Cảnh sát cơ động được phép bắt những lỗi gì?

Xin giải đáp giúp những câu hỏi trên”.

canh sat co dong co quyen kiem tra giay to truoc 22h hinh 1
Cảnh sát cơ động kiểm tra giấy tờ người tham gia giao thông. 

Liên quan đến vấn đề này, Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thành Tài – Công ty Luật Phạm Danh (Đoàn Luật sư Hà Nội)

cho biết: Căn cứ Thông tư 58/2015/TT-BCA ngày 13/11/2015 của Bộ Công an quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, đối tượng điều tra kiểm soát của lực lượng cảnh sát cơ động, tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 như sau:

“Điều 7. Nhiệm vụ

1. Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.

3. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm khác thuộc khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công tuần tra, kiểm soát.

4. Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Điều 8. Quyền hạn

1. Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

2. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.

3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

5. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

6. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Điều 9. Đối tượng tuần tra, kiểm soát

1. Đối tượng tuần tra gồm: khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công.

2. Đối tượng kiểm soát gồm: người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.”

Ngoài ra, căn cứ Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông, tại khoản 2 Điều 12 quy định:

“2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông”.

Như vậy, theo các quy định trên thì mặc dù người điều khiển phương tiện giao thông không vi phạm nhưng cảnh sát cơ động vẫn có quyền hạn yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra hoặc thỏa mãn các quy định khác tại Điều 12 của Thông tư 01/2016/TT-BCA.

Bên cạnh đó, cảnh sát cơ động cũng có thẩm quyền xử phạt đối với một số vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.

Một số vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của cảnh sát cơ động như:

  • Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định;
  • Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;
  • Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
  • Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
  • Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
  • Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;
  • Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;
  • Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;
  • Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe;
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường./.

Theo vovgt