Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cải thiện môi trường sống ở vùng đồng bào DTTS nhìn từ điều tra thu thập thông tin 53 DTTS

Khánh Thư - 08:57, 09/12/2024

Chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà; không có hố xí hợp vệ sinh;... là những tập quán lạc hậu, ảnh hưởng môi trường sống của một bộ phận đồng bào DTTS. Từ số liệu của các cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS và báo cáo tổng hợp của các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi cho thấy, những tập quán này đang dần được thay đổi, góp phần cải thiện môi trường sống.

Việc thực hiện di dời chuồng trại khỏi gầm sàn nhà, hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh là nỗ lực để cải thiện môi trường sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Tính đến tháng 10/2024, thôn Phai Tung, xã xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên không còn tình trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn).
Việc thực hiện di dời chuồng trại khỏi gầm sàn nhà, hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh là nỗ lực để cải thiện môi trường sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Tính đến tháng 10/2024, thôn Phai Tung, xã xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên không còn tình trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn).

Động lực từ chính sách hỗ trợ

Chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn là tập quán phổ biến từ xa xưa ở một số dân tộc có kiến trúc nhà ở truyền thống là nhà sàn. Với công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng; công tác hỗ trợ di dời được quan tâm triển khai; ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi cư trú, phòng ngừa dịch bệnh ngày một nâng cao nên tập quán này đang dần được thay đổi.

Đơn cử tại Cao Bằng, tại thời điểm năm 2019, số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh cho thấy, toàn tỉnh còn khoảng 14 nghìn hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà; trong đó các huyện vẫn còn số lượng lớn như: Trùng Khánh (trên 2.400 hộ), Hạ Lang (trên 2.500 hộ), Hà Quảng (trên 300 hộ)…

Tại thời điểm năm 2019,  cả nước vẫn còn 24,4% hộ DTTS đang chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm hoặc sát cạnh nhà đang ở. Dân tộc có tỷ lệ hộ nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm hoặc sát cạnh nhà cao nhất là Lự (49,8%), La Chí (48,2%), Ơ Đu (45%), Mông (43,1%).

Theo rà soát của Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, cùng với tập quán thì đại đa số các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, không có kinh phí xây dựng chuồng trại tách biệt.

Ngoài ra, việc thiếu quỹ đất để xây dựng chuồng trại cùng với tâm lý lo sợ gia súc bị mất trộm cũng khiến việc thay đổi tập quán này của một bộ phận người dân rất khó khăn. 

Chính vì vậy, dù rất nỗ lực nhưng đến năm 2021, toàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn khoảng 9.917 hộ chăn nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới sàn nhà.

Để thay đổi tập quán này, từ năm 2021 đến nay, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), tỉnh Cao Bằng đã bố trí kinh phí để hỗ trợ người dân di dời chuồng trại gia súc dưới gầm sàn nhà ở. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh thực hiện di dời được 6.738 hộ (đạt 67,9%), với kinh phí trên 17,3 tỷ đồng.

Trong năm 2024 và năm 2025, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cao Bằng, từ vốn các Chương trình MTQG, các huyện: Hà Quảng, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm tiếp tục triển khai hỗ trợ di dời chuồng trại. Riêng các huyện: Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hạ Lang đề xuất ngân sách tỉnh hỗ trợ (gần 3 tỷ đồng), do kinh phí thực hiện từ các Chương trình MTQG đã sử dụng hết.

Theo ông Nguyễn Thái Hà, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 100% hộ chăn nuôi di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở. Tuy nhiên, hiện số hộ cần di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở trên địa bàn vẫn còn khá nhiều, đòi hỏi các đơn vị, địa phương phải nỗ lực hơn trong triển khia chính sách hỗ trợ cũng như tăng cường tuyên truyền, vận động người dân di dời chuồng trại.

Từ năm 2021 đến nay, thực hiện các Chương trình MTQG, tỉnh Cao Bằng đã bố trí kinh phí để hỗ trợ người dân di dời chuồng trại gia súc dưới gầm sàn nhà ở. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh thực hiện di dời được 6.738 hộ, với kinh phí trên 17,3 tỷ đồng. (Trong ảnh: Người dân xóm Nà Dường, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc di dời chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở).
Từ năm 2021 đến nay, thực hiện các Chương trình MTQG, tỉnh Cao Bằng đã bố trí kinh phí để hỗ trợ người dân di dời chuồng trại gia súc dưới gầm sàn nhà ở. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh thực hiện di dời được 6.738 hộ, với kinh phí trên 17,3 tỷ đồng. (Trong ảnh: Người dân xóm Nà Dường, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc di dời chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở).

Cũng như tỉnh Cao Bằng, tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đang có chiều hướng giảm mạnh. Số liệu cụ thể sẽ được đưa ra sau khi thông tin về điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024 được các đơn vị liên quan tiến hành tổng hợp, phân tích (dự kiến công bố tháng 7/2025).

Tiế tục nghiên cứu chính sách hỗ trợ

Cùng với tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, tỷ lệ hộ sử dụng hỗ xí hợp vệ sinh là những chỉ số thành phần của tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, với nguồn lực của các chương trình, dự án từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa, tỷ lệ hộ đồng bào DTTS sử dụng hỗ xí hợp vệ sinh đã tăng lên đáng kể.

Tại thời điểm năm 2019, theo điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTS lần thứ II, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng hố xí hợp vệ sinh (hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại) là 59,6%; tăng 31,7 điểm phần trăm so với năm 2015.

Điều này cho thấy, điều kiện vệ sinh của đồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể. Từ năm 2019 đến nay, tỷ lệ sử dụng hố xí hợp về sinh ở khu vực nông thôn, miền núi tiếp tục tăng lên.

Hiện nay, việc hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ đồng bào DTTS chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội, hoặc các chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hoặc là nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân; do đó cần nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp. (Trong ảnh: Đoàn viên, thanh niên thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng tham gia hỗ trợ ngày công giúp các hộ gia đình DTTS xây dựng công trình vệ sinh)
Hiện nay, việc hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ đồng bào DTTS chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội, hoặc các chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hoặc là nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân; do đó cần nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp. (Trong ảnh: Đoàn viên, thanh niên thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng tham gia hỗ trợ ngày công giúp các hộ gia đình DTTS xây dựng công trình vệ sinh)

Đến hết năm 2023, theo Báo cáo số 5917/BC-BKHĐT-KHGDTNMT ngày 26/7/2024 đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu SDGs của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ hộ có sử dụng hố xí hợp về sinh ở khu vực nông thôn đạt 94,0%.

Theo kết quả điều tra năm 2019, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở khu vực thành thị là 92,9%, cao gấp 1,7 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn (54,5%). Tình trạng hộ không có hố xí ở một số dân tộc còn cao như: La Hủ (41,7%), Raglay (47,9%), Mảng (55,9), Si La (57,5%), Co (58,7%).

Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc đạt tỷ lệ 91,1%; Tây Nguyên 91,7; Đồng bằng sông Cửu Long đạt 91,3%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đạt 96,6%;...

Nhưng đây cũng chỉ là số liệu ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dữ liệu cụ thể về thực trạng sử dụng hố xí hợp về sinh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được thu thập trong cuộc điều tra thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024 sẽ được công bố trong thời gian tới đây.

Thông tin về thực trạng sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong cuộc điều tra có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực cải thiện môi trường sống ở vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới. 

Bởi hiện nay, chính sách hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh đã không còn, sau khi Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới được triển khai thực hiện tại các xã vùng nông thôn từ năm 2016 – 2020 đã kết thúc.

Hiện việc hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ đồng bào DTTS chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội, hoặc các chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hoặc là nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân.

Chất lượng sống của đồng bào DTTS cũng đã được cải thiện rõ rệt nhờ chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt được triển khai hiệu quả, cải thiện tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở miền núi. (Ảnh minh họa)
Chất lượng sống của đồng bào DTTS cũng đã được cải thiện rõ rệt nhờ chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt được triển khai hiệu quả, cải thiện tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở miền núi. (Ảnh minh họa)

Đơn cử tại Gia Lai, tỉnh đang xây dựng Đề án “Xây dựng gia đình 3 sạch, thực hiện chỉ tiêu 17.8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”; triển khai tại 5 xã: Yang Nam (huyện Kông Chro), Ia Yeng (huyện Phú Thiện), Chư Drăng (huyện Krông Pa), Ayun (huyện Chư Sê), Yang Bắc (huyện Đak Pơ). Đây là 5 xã có tỷ lệ nhà vệ sinh rất thấp (từ 28% đến 45%).

Khi đề án được phê duyệt, tỉnh Gia Lao phấn đấu đến tháng 12/2025 sẽ có 300 hộ nghèo, cận nghèo của 5 xã trên được vận động, hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, đạt tiêu chí 3 sạch trong xây dựng nông thôn mới. 

Sau khi kết thúc đề án, mức độ lan tỏa đạt trên 2.000 nhà vệ sinh được xây dựng tại cộng đồng, trong đó trên 1.700 hộ xây dựng mới nhà vệ sinh qua vay vốn từ các nguồn quỹ khác nhau hoặc kinh phí tự lực của gia đình.