Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Các trường đại học tư thục không được mở ngành báo chí, xuất bản

T.Hợp - 12:54, 20/03/2021

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có công văn trả lời xung quanh đề xuất của một số trường đại học tư thục, dân lập muốn mở ngành báo chí năm 2021.


Học viện Báo chí & Tuyên truyền là 1 trong 9 cơ sở giáo dục đại học công lập đang đào tạo ngành Báo chí. Ảnh minh họa
Học viện Báo chí & Tuyên truyền là 1 trong 9 cơ sở giáo dục đại học công lập đang đào tạo ngành Báo chí. Ảnh minh họa

Theo Bộ GD-ĐT, gần đây một số trường đại học tư thục đã đề nghị, xin ý kiến việc đăng ký mở ngành xuất bản, báo chí. Tuy nhiên, tại điểm 3 về thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng đối với công tác báo chí xuất bản, trong Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị khóa 8 về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản" đã nêu rõ "đào tạo bồi dưỡng báo chí chủ yếu là trong nước, dưới sự thống nhất của Đảng và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Không mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản ở các trường đại học dân lập, tư thục".

Căn cứ vào quy định trên, các trường đại học, tư thục, dân lập không được mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các trường thực hiện đúng nội dung nêu trên.

Ở nước ta hiện có 9 cơ sở giáo dục đại học công lập đang đào tạo ngành báo chí gồm: Học viện Báo chí & Tuyên truyền, trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG TP.HCM), trường ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội, trường ĐH Văn hóa Hà Nội, trường ĐH Vinh, trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên), trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) và trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng)./.

Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương trong toàn tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để triển khai. Sau gần 4 năm, diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến căn bản; kinh tế - xã hội có bước phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm sâu, góp phần vào thành công chung của Chương trình MTQG 1719 của cả nước.