Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bình Gia (Lạng Sơn): Tạo sinh kế từ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Minh Anh - 10:15, 28/11/2024

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng, quan tâm phát triển phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ các lớp đào tạo nghề đã tạo sinh kế cho người dân, qua đó góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi.

Những năm qua, huyện Bình Gia luôn chú trọng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn
Những năm qua, huyện Bình Gia luôn chú trọng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn

Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, là một trong những “mắt xích” quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo những năm qua huyện Bình Gia đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động địa phương.

Bình Gia là huyện khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn huyện có 12 xã, 92/142 thôn đặc biệt khó khăn. Những năm qua, huyện Bình Gia luôn chú trọng vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Sau quá trình đào tạo nghề nhiều lao động nông thôn, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vào việc trồng rừng, biến những diện tích đất đồi cằn cọc không có hiệu quả trở thành nguồn thu nhập bền vững cho gia đình

Ông Nông Ngọc Nghị, thôn Còn Tẩư, xã Tân Văn, huyện Bình Gia cho biết: Sau khi được tham gia học lớp đào tạo nghề trồng rừng tôi đã về bàn bạc với gia đình đầu tư trồng rừng như quế, bạch đàn, keo… để sau này gia đình có thêm thu nhập.

"Nhờ được tham gia lớp đào tạo nghề kỹ thuật trồng rừng, gia đình ông đã áp dụng các kỹ thuật đã học vào chăm sóc và phát triển rừng hồi của gia đình", ông Nông Ngọc Nghị cho biết

Cũng là người được tham gia lớp đào tạo nghề, ông Hoàng Văn Linh, thôn Phai Danh, xã Hoàng Văn Thụ, cho biết: Ông tham gia lớp học về trồng cây Lâm nghiệp, ông cùng các học viên được giáo viên giảng viên trung tâm dạy nghề truyền dạy rất là nhiều kiến thức về các loại cây công nghiệp, cũng như cây lâm nghiệp, đặc biệt là được giáo viên truyền dạy về kinh nghiệm trong trồng cây hồi, từ khâu cuốc đất, chuẩn bị hố và chuẩn bị phân, chọn giống cây hồi để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Các lớp đào tạo nghề trồng trọt, chăn nuôi đã giúp người dân có kiến thức áp dụng vào sản xuất
Các lớp đào tạo nghề trồng trọt, chăn nuôi đã giúp người dân có kiến thức nông nghiệp áp dụng vào sản xuất

Hộ gia đình ông Nông Ngọc Nghị và Hoàng Văn Linh chỉ là một trong rất nhiều hộ nông dân, đã áp dụng các kiến thức đã học từ lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh tế sau khi người dân được đào tạo nghề đưa vào thực hiện như: chăn nuôi gà, trồng nấm, thanh long..., mang lại thu nhập khá cho nhiều nông hộ.

Hiệu quả từ các mô hình kinh tế áp dụng sau đào tạo nghề đã được sự quan tâm của người dân trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng từ đó tạo động lực tham gia học tập tại các lớp đào tạo nghề. Đây cũng chính là tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đồng thời nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại các địa phương.

Theo ông Hoàng Kim Hữu, Chủ tịch UBND xã Tân Văn, thời gian qua UBND xã đã rà soát nhu cầu về nhu cầu đào tạo nghề cho người dân. UBND xã đã chủ động phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghề, qua các lớp học hàng năm đã tạo điều kiện giúp cho người dân có việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Hoàng Văn Thi, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Bình Gia cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện Bình Gia được giao nhiệm vụ tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hằng năm, chúng tôi đã thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và đào tạo nghề gắn với lại việc giải quyết việc làm sau đào tạo, nhằm tăng thu nhập cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững.

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Gia, từ năm 2021-2024, huyện Bình Gia đã mở được 11 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 376 học viên tham gia. Sau khi người dân học nghề, đặc biệt là các lớp nghề trồng trọt và chăn nuôi, người dân đã biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn tăng gia sản xuất rất hiệu quả.

Từ hiệu quả trong công tác đào tạo nghề, năm 2024, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện cũng đã mở 05 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Ước đến 30/12 sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Theo thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,42%. Đa số, các học viên sau khi đào tạo tự tạo việc làm cho bản thân, áp dụng các kiến thức vào thực tế, nâng cao hiệu quả làm việc và cải thiện kinh tế gia đình. Diện mạo nông thôn đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 là 14,78%, giảm trên 6% so với năm 2022; toàn huyện có 9/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 94,5%...

Qua các lớp học hàng năm đã tạo điều kiện giúp cho người dân có việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
Qua các lớp đào tạo nghề đã tạo cơ hội để người dân có việc làm, nâng cao thu nhập

Theo ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Bình Gia: Những năm qua, huyện Bình Gia luôn chú trọng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Từ việc nắm bắt nguyện vọng của người lao động, dự báo thị trường việc làm, từ đó mở các lớp dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương, tạo sinh kế ổn định, từng bước nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.