Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bình Định: Đặt mục tiêu đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

T.Nhân - H.Trường - 08:26, 28/05/2025

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an toàn và an ninh mạng tỉnh Bình Định giai đoạn 2025 - 2030.

Đề án nhằm mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, AI, an toàn và an ninh mạng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và thị trường lao động. Đồng thời, xây dựng Bình Định thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao hàng đầu, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

Tỉnh Bình Định đặt mục tiêu đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân, kỹ sư thực hành và nhân lực trình độ cao, trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), nơi quy tụ Hội đồng Quốc tế bảo trợ cấp cao về khoa học
Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), nơi quy tụ Hội đồng Quốc tế bảo trợ cấp cao về khoa học

Cụ thể, đào tạo 4.020 cử nhân, kỹ sư thuộc các chuyên ngành, bao gồm 2.120 người trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, đóng gói và kiểm thử vi mạch; 1.900 người trong lĩnh vực AI, an toàn và an ninh mạng. Đào tạo 980 kỹ sư thực hành, bao gồm 380 kỹ sư trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, đóng gói và kiểm thử vi mạch; 800 kỹ sư trong lĩnh vực AI, an toàn và an ninh mạng.

Đào tạo bổ sung và nâng cao kiến thức cho kỹ sư, cử nhân thuộc các ngành: Điện tử - viễn thông, kỹ thuật điện, điều khiển tự động hóa, vật lý, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu và kỹ thuật phần mềm. Dự kiến sẽ bồi dưỡng cho 2.500 kỹ sư, cử nhân, trong đó bao gồm 1.500 nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, đóng gói và kiểm thử vi mạch; 1.000 nhân lực trong lĩnh vực AI, an toàn và an ninh mạng. Bên cạnh đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho 95 giảng viên và đào tạo 5 tiến sĩ về công nghiệp bán dẫn, AI, an toàn và an ninh mạng.

Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, AI, an toàn và an ninh mạng giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 là bước đi chiến lược nhằm đón đầu xu thế phát triển công nghệ cao tại tỉnh Bình Định. Với mục tiêu đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân, kỹ sư thực hành và nhân lực trình độ cao, Đề án không chỉ góp phần xây dựng nền tảng nhân lực vững chắc, mà còn thúc đẩy Bình Định trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp như mở ngành đào tạo mới, liên kết các cơ sở đào tạo hàng đầu trong và ngoài nước, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, phát triển đội ngũ giảng viên chuyên sâu và xây dựng hệ sinh thái hợp tác giữa nhà trường - doanh nghiệp - chính quyền địa phương sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ người học và giảng viên, cơ chế thu hút chuyên gia, cùng với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ là nền tảng vững chắc bảo đảm tính khả thi và bền vững của Đề án.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.