Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bình Định: Bãi đá rêu xanh ở xã Nhơn Hải thu hút khách du lịch

T.Nhân - N.Triều - 20:41, 18/02/2025

Những ngày qua, tại Bình Định, các bãi đá dọc bờ biển xã Nhơn Hải nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm Tp. Quy Nhơn khoảng 20km, khoác lên mình lớp rêu xanh mướt, tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhờ đó, đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến vui chơi, chụp ảnh lưu niệm.

Người dân, du khách tranh thủ lúc trời vừa sáng, nắng đẹp đến vui chơi, check in bãi đá rêu xanh
Người dân, du khách tranh thủ lúc trời vừa sáng, nắng đẹp đến vui chơi, check-in bãi đá rêu xanh

Theo lãnh đạo xã Nhơn Hải, bãi đá rêu xanh xuất hiện khoảng năm 2019, sau khi xây dựng mới kè chắn sóng ở xã Nhơn Hải. Mùa này, khi bình minh vừa ló dạng, du khách có thể ngắm vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của những viên đá được khoác lên mình “chiếc áo” màu xanh lá non, lấp lánh dưới ánh nắng, tạo nên nét đẹp riêng mà không mùa nào trong năm có được.

Ngoài ra, đến Nhơn Hải mùa này, du khách còn có cơ hội tìm hiểu cuộc sống bình dị của làng chài ven biển. Những con thuyền đánh cá trở về sau chuyến khơi xa, những mái nhà nép mình bên bờ cát hay hình ảnh người dân cần mẫn gỡ lưới, phơi cá… tạo nên nét đặc trưng của vùng biển miền Trung.

Người dân, du khách tranh thủ lúc trời vừa sáng, nắng đẹp đến vui chơi, check in bãi đá rêu xanh
Người dân, du khách tranh thủ lúc trời vừa sáng, nắng đẹp đến vui chơi, check in bãi đá rêu xanh

Anh Nguyễn Văn Hiển, người dân Tp. Quy Nhơn hớn hở: Khi biết đến cảnh đẹp của bãi đá rêu xanh ở Nhơn Hải, tôi liền sắp xếp thời gian đưa gia đình đến vui chơi, chụp ảnh. Bãi rêu rất đẹp và xanh mướt. Biển ở đây trong xanh, Chưa kể, tôi còn được thưởng thức món bánh xèo mực - một món ăn dân dã của người dân làng chài nơi đây.

Còn chị Nguyễn Thị Như Hương chia sẻ: Từ sáng sớm, nhóm bạn của chúng tôi đã xuất phát từ Tp. Quy Nhơn đến Nhơn Hải để check-in bãi đá rêu xanh và tận hưởng không khí nơi đây. Không chỉ ấn tượng màu xanh của rêu, mà chúng tôi còn thích màu xanh của nước biển và bãi cát trắng của làng chài này.

Ông Đỗ Cao Thắng - Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết: Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm, rêu xanh bám đầy bãi đá. Tuy nhiên, năm nay mới đầu tháng 2 đã xuất hiện bãi đá rêu xanh, cho nên người dân và du khách chờ bình minh xuất hiện để có được những bức ảnh ưng ý nhất.

“Tháng 3 là thời điểm này thủy triều rút ra xa, sẽ lộ thiên bãi rêu trải dài hàng cây số uốn cong vòng cung quanh bờ biển tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, độc đáo cho làng chài Nhơn Hải. Đây là khoảnh khắc đẹp nhất để du khách có nhiều tấm ảnh ấn tượng, đẹp lung linh trên hành trình khám phá mùa rêu Nhơn Hải”, ông Thắng cho biết thêm.

Khi bình minh vừa ló dạng, du khách có thể ngắm vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của của những viên đá được khoác lên mình “chiếc áo” màu xanh lá non, lấp lánh dưới ánh nắng
Khi bình minh vừa ló dạng, du khách có thể ngắm vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của những viên đá được khoác lên mình “chiếc áo” màu xanh lá non, lấp lánh dưới ánh nắng

Bà Nguyễn Thị Kim Chung - Phó Giám đốc Sở Du lịch Bình Định, cho hay: So với các địa phương ven biển thì xã Nhơn Hải có rất nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, như: Làng chài truyền thống, cảnh quan, tài nguyên tự nhiên đặc trưng thu hút du khách… Và bãi đá rêu xanh đang hình thành như một sản phẩm du lịch mới cho địa phương này trong thời gian qua. 

“Hiện nay, khách du lịch ngày càng quan tâm đến du lịch bền vững và tìm kiếm những trải nghiệm mới, thiết thực, khám phá những giá trị truyền thống của người dân địa phương. Nhơn Hải là một ví dụ, đang tự mình tạo ra những sản phẩm du lịch mới từ thiên nhiên ban tặng, đồng thời vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, mộc mạc của một làng chài biển dọc miền Trung để hút khách du lịch”, bà Chung chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.