Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bệnh viện tư ở TP. Hồ Chí Minh: Chi viện khẩn cho tuyến đầu điều trị Covid - 19

Lê Hoàng - 12:17, 10/08/2021

Số ca bệnh mắc Covid-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiều; số bệnh nhân F0 có triệu chứng chuyển nặng, phải thở ôxy, thở máy tăng nhanh khiến nhiều bệnh viện công quá tải. Trước thực trạng trên, TP. Hồ Chí Minh đã vận động các bệnh viên tư nhân tham gia điều trị Covid-19 để giảm tải cho các bệnh viện công.

Các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 đang quá tải
Các bệnh viện công điều trị bệnh nhân Covid-19 đang gặp rất nhiều khó khăn vì số bệnh nhân tăng

Chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Sau khi lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh kêu gọi, hàng loạt bệnh viện tư trên địa bàn đã tham gia đăng ký, chuyển đổi công năng theo mô hình tách đôi để tiếp nhận, thu dung, điều trị bệnh nhân Covid -19. Các bệnh viện tư nhân vào cuộc sẽ giúp cho các bệnh viện dã chiến, bệnh viện công bớt gánh nặng, nhằm giảm thiểu các ca tử vong trên địa bàn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, là đơn vị đầu tiên tham gia chuyển đổi công năng điều trị Covid-19. Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ đã huy động đội ngũ tình nguyện viên từ hàng ngàn bác sĩ, y tá trong hệ thống bệnh viện, phòng khám tham gia phòng chống dịch bệnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn, Giám đốc Bệnh việ Đan khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, bệnh viện mới được xây dựng, nên chỉ trong vòng 1 tuần, bệnh viện nhanh chóng chuyển đổi công năng điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Sau thời gian ngắn đưa vào hoạt động, bệnh viện đã tiếp nhận hết công suất 100 giường bệnh để điều trị và hồi sức cho bệnh nhân.

“Chúng tôi đang tích cực mở rộng để tăng công suất tiếp nhận bệnh lên 200 giường để điều trị cho bệnh nhân ở tầng thứ 3. Còn những bệnh nhân chuyển nặng, nguy kịch, phải thở máy phải điều trị tầng 4, tầng 5 cần sự hỗ trợ của lãnh đạo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.

Hiện nay, vấn đề hệ thống y tế của TP. Hồ Chí Minh đang quá tải từ khâu tiếp nhận, xử lý ở tầng 3 trong tháp 5 tầng điều trị. Do cơ sở vật chất, đội ngũ, thiết bị đều hạn chế dẫn đến tình trạng F0 chuyển nặng, nguy kịch, tử vong là điều khó tránh khỏi. 

Vì vậy, thành phố kêu gọi các bệnh viện tư nhân tham gia chủ động thu dung, điều trị ở tầng 3 đối với các trường hợp có triệu chứng trung bình và nặng. Các bệnh viện sẽ tập trung đưa hệ thống ôxy, máy thở hiện đại vào sử dụng sớm giúp F0 tránh chuyển biến suy hô hấp nặng.

Trong các bệnh viện tư nhân đăng ký chuyển đổi công năng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Quốc tế City, nằm trên địa bàn quận Bình Tân cũng sớm tham gia chia sẻ, điều trị cho bệnh nhân. Bệnh viện đã tách đôi hệ thống điều trị khám, chữa bệnh thông thường cho người dân và luồng riêng biệt để cấp cứu, điều trị bệnh bệnh Covid-19. 

Theo đó, khu vực này có nhiệm vụ thu dung, sàng lọc, khám bệnh, cách ly, điều trị, chăm sóc và cấp cứu bệnh nhân theo hướng dẫn của Sở Y tế. Bộ Y tế đã giao cho Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm quản lý bộ phận trên. Sau khi đưa vào hoạt động, bước đầu Bệnh viện quốc tế City tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân, rồi mở rộng quy mô điều trị trong thời gian tới.

Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức chuyển sang điều trị bệnh nhân Covid-19
Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức chuyển sang điều trị bệnh nhân Covid-19

Tương tự, Bệnh viện Triều An (quận Bình Tân), cũng đã tiếp nhận, điều trị bệnh nhân có triệu trứng nhiễm Covid-19 trong khu cách ly, hướng đến việc tách đôi bệnh viện với qui mô 100 giường để điều trị Covid-19. Còn Bệnh viện Nam Sài Gòn sau khi phong toả, cũng tham gia công tác điều trị Covid-19.

Bệnh viện Pháp Việt cũng đã tách đôi, đưa vào sử dụng 74 giường bệnh điều trị bệnh nhân Covid-19 không cần máy thở và cả bệnh nhân nặng. Bệnh viện Pháp Việt vẫn đảm bảo việc cấp cứu 24/7 nhằm tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân thông thường và bệnh nhân nhiễm bệnh Covid-19.

Riêng Bệnh viện Xuyên Á không phải thực hiện tách đôi mà thành lập thêm bệnh viện mới, nằm tách biệt nằm sát bên bệnh viện hiện hữu. Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Tổng Giám đốc Bệnh viện Xuyên Á cho biết: “Chúng tôi thành lập bệnh viện mới với qui mô hơn 100 giường nhằm chia sẻ sự quá tải của bệnh viện công. Sau vài ngày lắp đặt bệnh viện mới, đến nay đã cơ bản hoàn tất nhằm tiếp nhận, thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19”.

Một số bệnh viên công đang cần các bệnh viên tư chia sẻ điều trị bệnh nhân Covid-19
Một số bệnh viên công đang cần các bệnh viên tư chia sẻ điều trị bệnh nhân Covid-19

Góp phần giảm bớt ca tử vong

Được biết, các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị Covid-19 đều phải tập huấn, đào tạo qui trình tiếp nhận, chẩn đoán cho đội ngũ bác sỹ, nhân viên; huấn luyện quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, cách sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân nhằm tránh lây nhiễm chéo.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, các bệnh viện tư nhân trên, đều đủ năng lực để tham gia điều trị ở tầng 3 trong hệ thống tháp điều trị 5 tầng. Sở Y tế mong muốn, các bệnh viện tư nhân đồng hành với ngành y tế, các bệnh viện công lập cùng nhau quyết tâm khống chế dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ bệnh nhân F0 chuyển nặng và giảm tử vong.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh đề nghị, các bệnh viện sẵn sáng tiếp nhận cấp cứu 24/7, không được yêu cầu người bệnh phải có xét nghiệm test nhanh hoặc PCR dương tính Covid-19 mới tiếp nhận bệnh. 

Các bệnh viện tư nhân tích cực tham gia chuyển đổi công năng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân sẽ góp phần chi viện cho tuyến đầu chăm sóc, điều trị người bệnh Covid-19, nhằm sớm đẩy lui dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người dân.


"Chính những thủ tục hành chính khiến nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo nguy kịch hơn, làm chậm trễ việc cấp cứu người bệnh trong cơn đại dịch", ông Bỉnh nhấn mạnh.

Theo ông Bỉnh, lãnh đạo Sở Y tế cũng đề nghị các bệnh viện chủ động bố trí thêm giường, băng ca, bình oxy dự trữ tại khu vực tiếp nhận và cấp cứu, không để người bệnh diễn biến nặng hơn do phải chờ đợi lâu. 

Tất cả nhằm giảm thấp tỷ lệ người bệnh tử vong tại nhà do chậm trễ, hoặc bệnh viện từ chối cấp cứu cho bệnh nhân. Người đứng đầu các bệnh viện chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.

Đặc biệt hoan nghênh các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân đã tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp tục kêu gọi. “Chúng tôi thiết tha đề nghị lãnh đạo các bệnh viện tư nhân cùng chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác trong công tác phòng, chống dịch. Các bệnh viện tư nhân chủ động đăng ký số giường, nhân sự đảm đương công việc điều trị hồi sức và vận hành máy thở; chia sẻ, cho mượn những trang thiết bị, vật tư…trong điều trị, chăm sóc người nhiễm bệnh Covid-19 để TP. Hồ Chí Minh sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Tăng cường giám sát và triển khai đồng bộ giáo dục nghề và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Tăng cường giám sát và triển khai đồng bộ giáo dục nghề và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi" Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Để có được kết quả đó, công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luôn được địa phương thực hiện thường xuyên.