Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Yên Sơn (Tuyên Quang): Tạo sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Hải Yến - Việt Hà - 06:25, 24/10/2023

Yên Sơn (Tuyên Quang) có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 52% dân số toàn huyện. Thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế vùng đồng bảo DTTS phát triển. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong huyện đã có sự chuyển biến rõ nét, góp phần rút ngắn dần khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc trong huyện và trong tỉnh.

Anh Triệu Văn Hiếu, thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi dê.
Anh Triệu Văn Hiếu, thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi dê.

Cách trung tâm xã Trung Minh 10 km, thôn Vàng On nằm giữa bốn bề núi rừng mang vẻ đẹp hoang sơ. Thôn có hơn 100 hộ dân, đa phần là đồng bào Mông. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, từ các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, thôn đã được nhà nước đầu tư gần 10 tỷ đồng từ nguồn vốn của Trung ương, vốn chương trình 135, nguồn vốn kiên cố trường lớp học tỉnh Tuyên Quang để xây dựng cơ sở hạ tầng như: mở đường vào trung tâm thôn, xây dựng 4 điểm trường với 10 phòng học, nhà văn hóa thôn, cầu treo, cầu tràn, nắn dòng suối, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời… Bên cạnh đó, người dân trong thôn được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ con giống, nguồn vốn phát triển kinh tế bền vững.

Tháng 3/2023, cùng với 14 hộ nghèo khác trong xã Trung Minh, anh Thào Văn Dương, dân tộc Mông, thôn Vàng On cũng được nhận vay bò giống thuộc Dự án cho hộ nghèo vay bò cái giống nuôi sinh sản do Hội Nông dân tỉnh triển khai theo phương thức “Vay bò, trả bê”. Chia sẻ với chúng tôi, anh Thào Văn Dương phấn khởi cho biết: "ngay sau khi nhận bò, gia đình chúng tôi đã thực hiện đúng các bước chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho bò, nên bò sinh trưởng và phát triển tốt. Việc được vay bò đã giúp tôi có “chiếc cần câu” tạo động lực giúp gia đình phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo".

Trở lại xã Hùng Lợi, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay với những nếp nhà mới khang trang hơn, một màu no ấm phủ khắp các thôn. Chỉ hợn chục năm trước, cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều thiếu thốn, số hộ khá giả chỉ rất khiêm tốn. Để từng bước cải thiện đời sống của Nhân dân, thời gian qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đã vận dụng và thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ về phát triển nông, lâm nghiệp, hỗ trợ sinh kế từ các chương trình, dự án, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống của Nhân dân trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế - xã hội phát triển qua từng năm.

Từ một hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhờ chịu khó học hỏi, sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, anh Sùng Seo Giáp, thôn Yểng, xã Hùng Lợi đã vươn lên thoát nghèo từ nghề nuôi ong lấy mật. Năm 2017, anh Giáp đã đăng ký tham gia học lớp dạy nghề nông thôn về kỹ thuật nuôi ong. Sau lớp tập huấn, anh nhận thấy nghề nuôi ong không mất nhiều vốn, đem lại hiệu quả kinh tế khá, anh Giáp đã quyết định nhận 4 đàn ong do Nhà nước hỗ trợ và mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư mở rộng thêm đàn ong lên hơn 10 đàn.

Cây cầu thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho người dân thông thương.
Cây cầu thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho người dân thông thương.

Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên ong tự tách đàn bay đi, khiến số lượng đàn ong của anh bị giảm xuống. Không nản lòng, anh tiếp tục tham khảo học cách nuôi ong trên mạng internet và đến một số hộ gia đình đang nuôi ong khác trong tỉnh để học hỏi, tích luỹ thêm kinh nghiệm. Đến nay, gia đình anh Giáp đã nhân rộng lên 100 đàn ong, cho thu hoạch mật khoảng 800 đến 900 lít/1 năm, với giá bán 200.000 đồng/lít, trung bình mỗi năm, trừ chi phí, anh thu lãi hơn 120 triệu đồng.

Ông Bàn Văn Thân, Chủ tịch UBND xã Hùng Lợi (Yên Sơn) cho biết, xã Hùng Lợi có hơn 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Tày, Dao, Nùng. Trong thời gian qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được triển khai thực hiện trên địa bàn xã đã phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những chương trình được triển khai hiệu quả nhất ở xã Hùng Lợi trước đây là Chương trình 135. Theo đó, Hùng Lợi đã được hỗ trợ để đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chăn nuôi, cây giống, móc móc nông nghiệp ... cho hằng trăm hộ dân. Nhờ đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần giảm 130 hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 80% xuống còn 67% (cuối năm 2022).

Huyện Yên Sơn luôn chú trọng tới công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động là đồng bào DTTS.
Huyện Yên Sơn luôn chú trọng tới công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động là đồng bào DTTS.

Hiện nay, huyện Yên Sơn đã và đang triển khai nhiều chương trình chính sách dân tộc đối với vùng đồng bào DTTS miền núi, như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án phát triển kinh tế - xã hội xây dựng hệ thống chính trị vùng có đông đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Yên Sơn...

Theo đó, từ năm 2021 đến nay, Yên Sơn đã tổ chức đào tạo nghề cho 868 lao động nông thôn; tạo việc làm cho 11.040 người. Hiện thu nhập bình quân đầu người đạt trên 43 triệu đồng/người/năm; 99% dân số được sử dụng nước hợp về sinh; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 20,17%.

Các chương trình, dự án đã triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở, hỗ trợ giải pháp tạo sinh kế cho đồng bào DTTS ở các địa phương trong huyện tích cực phát triển kinh tế, giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới… Việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Thông qua đó, người dân đã thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, từ đó, nỗ lực vượt lên khó khăn trong cuộc sống, phấn đấu giảm nghèo bền vững.

Những chính sách tạo sinh kế dành cho đồng bào DTTS tại huyện Yên Sơn thời gian đã phát huy hiệu quả, cuộc sống của đồng bào DTTS hôm nay được đổi thay từng ngày đã minh chứng cho việc triển khai thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...