Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Yên Bái: Nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS

Văn Hoa - 14:51, 11/11/2024

Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện các nội dung, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp đồng bào DTTS nâng cao hiểu biết pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình tại huyện Mù Cang Chải do Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức.
Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình tại huyện Mù Cang Chải do Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức

Nâng cao hiểu biết pháp luật

Tại Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình tại huyện Mù Cang Chải do Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức, chị Mùa Thị Xua, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nậm Có luôn chăm chú theo dõi những chia sẻ của Báo cáo viên pháp luật.

Chị Xua bày tỏ, những năm trước đây tảo hôn ở xã Nậm Có nhiều lắm, gần đây đã giảm đáng kể. Năm 2022, xã Nậm Có có 2 trường hợp tảo hôn, 1 trường hợp nam 19 tuổi, 1 trường hợp nữ 17 tuổi; năm 2023 chưa phát hiện trường hợp nào. Theo chị Xua, kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là trong công tác tuyên truyền. Do vậy, chị cho rằng, những buổi tập huấn như thế này rất bổ ích và cần thiết đối với chị, giúp chị và các tuyên truyền viên có thêm kỹ năng, kiến thức để tuyên truyền, vận động Nhân dân ở thôn, bản của mình.

Ông Lý A Lử, Trưởng phòng Tư pháp huyện Mù Cang Chải cho biết, những năm gần đây, hoạt động tuyên truyền PBGDPL tại cơ sở đã dần đi vào nền nếp, nội dung được bao quát trên tất cả các lĩnh vực nên đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện. Trong công tác tuyên truyền, chúng tôi luôn xác định vấn đề của từng xã, thị trấn, kể cả những đối tượng cụ thể để tuyên truyền, vận động. Vì thế, nhiều năm qua, trên địa bàn huyện không còn tình trạng du canh du cư, phá rừng làm nương, giảm tình trạng hôn nhân cận huyết thống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của người dân trong đấu tranh, tố giác tội phạm…

Ngoài đẩy mạnh công tác PBGDPL, tỉnh Yên Bái còn quan tâm chăm lo thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, già làng, trưởng bản, tạo động lực để lực lượng này phát huy vai trò là tuyên truyền viên tích cực trong vùng đồng bào DTTS.
Ngoài đẩy mạnh công tác PBGDPL, tỉnh Yên Bái còn quan tâm chăm lo thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, già làng, trưởng bản, tạo động lực để lực lượng này phát huy vai trò là tuyên truyền viên tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị

Thực hiện Chỉ thị số 14, ngày 01/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân, thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện, góp phần hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

3 năm qua, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, PBGDPL và lồng ghép PBGDPL tại 7.865 hội nghị với trên 721.000 lượt người tham dự; phát hành 323.590 tài liệu tuyên truyền pháp luật; trong đó, đăng tải trên Internet 10.400 tài liệu tuyên truyền; tổ chức 56 hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật với trên 376.500 lượt người tham gia.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã tổ chức 54 đợt truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý tại các xã thuộc khu vực III, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nơi có số lượng lớn người thuộc hộ nghèo, người DTTS và các nhóm yếu thế sinh sống; thực hiện trợ giúp pháp lý 1.409 vụ việc cho 1.409 người.

Có thể nói, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.