Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm trên cánh đồng ở Quảng Trị

T.H - 16:13, 02/07/2024

Theo thông tin từ UBND xã Thanh An (huyện Cam Lộ, Quảng Trị), một tuần trở lại đây, trên cánh đồng hai thôn Phú Ngạn và An Bình của xã xuất hiện đàn cò nhạn với số lượng lớn đến kiếm ăn và trú ngụ. Đây là loài chim nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc loài quý hiếm cần được bảo vệ. Cách đây 5 năm cũng có một đàn cò nhạn lớn xuất hiện tại khu vực này.

Đàn cò nhạn quý hiếm xuất hiện trên cánh đồng thuộc xã Thanh An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Đàn cò nhạn quý hiếm xuất hiện trên cánh đồng thuộc xã Thanh An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Ảnh: Tienphong.vn

Đàn cò nhạn thường đến những khu vực đồng ruộng ở xã Thanh An và vùng lân cận với số lượng từ 200-300 con. Cò nhạn tập trung theo đàn lớn hoặc đàn nhỏ kiếm ăn trên đồng ruộng vào ban ngày, thức ăn chủ yếu là ốc bươu vàng. Vào chiều tối, cò tập trung trú ngụ tại rừng tràm hoặc đầm lầy ở khu vực xung quanh.

Để bảo vệ đàn cò nhạn, chính quyền địa phương đã yêu cầu các thôn và các đoàn thể tăng cường tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ các loài chim di cư nói chung và loài cò nhạn nói riêng. Không tổ chức bẫy, bắt dưới mọi hình thức; thường xuyên tuần tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã.

Các lực lượng chức năng thường xuyên duy trì tốt quy chế phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét các tụ điểm săn, bắn, bẫy, giết mổ.

Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Cam Lộ cho biết, cò nhạn còn gọi là cò ốc có tên khoa học Anastomus oscitans là động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.