Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Xác định liên kết vùng là chìa khóa mở cánh cửa du lịch vùng chiến khu Việt Bắc

Hồng Minh - 14:29, 02/08/2022

Sáng 2/8, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Viện Kinh tế Văn hóa, đơn vị chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia: “Liên kết phát triển du lịch Chiến khu Việt Nam” tổ chức Hội thảo Liên kết phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng chiến khu Việt Bắc (gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang).

Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh; đại diện các bộ, ngành, Đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, lãnh đạo sở Du lịch các tỉnh vùng chiến khu Việt Bắc.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh, với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và danh thắng, cùng các di tích cách mạng với các địa danh gắn liền với lịch sử hào hùng của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, vùng chiến khu Việt Bắc có ý nghĩa về nhiều mặt. Mặt khác, những giá trị văn hóa đặc sắc trong đời sống, văn hóa, tín ngưỡng vùng chiến khu Việt Bắc khiến khu vực này càng thêm hấp dẫn.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo nhằm cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để Hội đồng dân tộc của Quốc hội kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quyết định những cơ chế, chính sách phù hợp cho liên kết phát triển du lịch chiến khu Việt Bắc nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung. Đồng thời, thực hiện hiệu quả nội dung Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các DTTS miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng. khu vực Việt Bắc hoàn toàn có thể coi nhóm sản phẩm du lịch về nguồn, lịch cách mạnh là nhóm sản phẩm đặc thù nổi bật với nhiều loại hình du lịch, như: Tham quan, tìm hiểu di tích cách mạng ATK Tân Trào - Tuyên Quang đến ATK Định Hóa, quần thể di tích Chợ Đồn - Bắc Kạn…

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trùng Khánh, sự phát triển du lịch tại đây vẫn còn khiêm tốn. Tài nguyên du lịch đa dạng, nhưng chưa được đầu tư thích đáng, nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu phát triển... Vì thế, cần phải được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, bền vững để ngành Du lịch là thế mạnh của vùng.

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã chỉ rõ thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng chiến khu Việt Bắc hiện nay. Đồng thời đưa ra những giải pháp, định hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử các mạng vùng chiến khu Việt Bắc trong thời gian tới. Xác định liên kết vùng là chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch vùng chiến khu Việt Bắc.

Khu di tích Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, một địa điểm du lịch về nguồn vùng chiến khu Việt Bắc
Khu di tích Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, một địa điểm du lịch về nguồn vùng chiến khu Việt Bắc

Tham dự và phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh, không phải bây giờ mới nói đến liên kết vùng. Dù đã làm rất lâu (từ năm 2003, tại 3 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai) nhưng vẫn còn luẩn quẩn, không xác định được ai là người cầm trịch, điều phối.

Vì thế, theo Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh, cần thí điểm liên kết sản phẩm vùng, từ đó quảng bá sản phẩm. Trên cơ sở đó, Thứ trưởng đề xuất Quốc hội cần có khung pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh, cần chú trọng việc liên kết giao thông, liên kết thống nhất đặc trưng du lịch của từng tỉnh, để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng. Để làm được điều đó, cần phải đào tạo cán bộ quản lý du lịch, người hướng dẫn làm du lịch và đào tạo người dân…

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).