Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Xã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng người dân vẫn không được sử dụng điện lưới quốc gia

Lê Hường - Mai Lan - 11:13, 12/07/2024

Xã Đắk Môl, huyện Đắk Song, tỉnh Đăk Nông vừa được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng trong xã vẫn còn 13 hộ dân sinh sống tại thôn Hà Nam Ninh, hàng chục năm qua vẫn không được sử dụng điện lưới quốc gia. Để có điện sử dụng, người dân phải tự dựng cột tạm bằng gỗ, tre để kéo đường dây điện dài hơn 400m từ trụ điện hạ thế, vắt qua các ao nước, ruộng lúa, mái nhà tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, đặc biệt mùa mưa gió.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng và 12 hộ dân thôn Hà Nam Ninh tự kéo điện về sử dụng
Bao năm nay, các hộ dân thôn Hà Nam Ninh đều phải tự kéo điện về sử dụng

Xã Đắk Môl có diện tích tự nhiên rộng, một số khu dân cư người dân sinh sống thành những cụm dân cư nhỏ. Điển hình như thôn Hà Nam Ninh có 13 hộ dân sống xa trung tâm. Để có điện sinh hoạt và sản xuất, người dân phải tự kéo điện về. Đường dây điện bám trên những trụ gỗ, tre, kéo ngang qua ao nước, ruộng lúa, có những đoạn dây diện sà xuống thấp, rất nguy hiểm.

Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông sạch đẹp, xuyên qua những rẫy cà phê, hồ tiêu xanh ngắt, ông Nguyễn Văn Thắng, một hộ dân thôn Hà Nam Ninh trải lòng: Gia đình tôi và 12 hộ dân khác đã sinh sống và làm ăn ở đây ngót 20 năm rồi. Từ khi vùng đất này còn hoang vu, đến nay cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng khang trang, giao thông đi lại thuận lợi, duy chỉ có việc, đến nay bà con vẫn không được sử dụng điện lưới quốc gia.

Đưa tay hướng về đường điện mắc tạm trên những trụ gỗ, tre, dây vắt vẻo qua ao nước, ruộng lúa, ông Nguyễn Văn Thắng chia sẻ: Do sử dụng lâu năm, các trụ gỗ, tre dần bị mục, đã nhiều lần xảy ra sự cố gãy, đổ trụ, đứt dây. Vẫn biết rằng, đường điện tạm bợ khi xảy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm, nhất là mùa mưa, nhưng vì chi phí lắp đặt mới rất lớn nên khi hư hỏng người dân chỉ khắc phục, sửa chữa tạm thời để có điện sử dụng. 

Các hộ dân đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị các cấp chính quyền, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Điều người dân mong mỏi nhất là, chính quyền địa phương, ngành Điện lực tạo điều kiện, khảo sát kéo đường điện kiên cố để người dân yên tâm sinh sống và lao động sản xuất.

Đường điện tạm bợ gây nguy hiểm cho người dân, nhất là mùa mưa
Đường điện tạm bợ gây nguy hiểm cho người dân, nhất là mùa mưa

Đắk Môl là địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, chiếm hơn 40% dân số toàn xã, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Quyết tâm hoàn thành bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, chính quyền và Nhân dân xã Đắk Môl đồng lòng thực hiện. Trên cơ sở Nhà nước và Nhân dân cùng làm, nhiều hạng mục công trình đã đầu tư, nâng cấp, phục vụ đời sống dân sinh và lao động sản xuất.

Kết quả, cuối năm 2023, cả xã chỉ còn 41 hộ nghèo, 169 hộ cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 47,57 triệu đồng/người/năm, đường giao thông liên thôn, bản được bê tông hóa, cứng hóa… Đến nay, xã Đắk Môl trở thành xã thứ 6 của huyện Đắk Song hoàn thành 19/19 tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ngày 23/4/2024, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 482/QĐ-UBND về việc công nhận xã Đắk Môl đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Thụ hưởng chung thành quả xây dựng nông thôn mới, hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông thôn Hà Nam Ninh được đầu tư xây dựng khang trang, việc đi lại, sản xuất, giao thương hàng hóa thuận lợi. 

Tuy nhiên, 13 hộ dân ở một cụm dân cư của thôn Hà Nam Ninh do ở xa, việc kéo điện lưới rất tốn kém nên đến nay các hộ vẫn không được sử dụng điện lưới quốc gia, sống thấp thỏm cùng đường điện tự kéo tạm bợ.

Cơ sở hạ tầng thôn Hà Nam Ninh được đầu tư khang trang, mong muốn lớn nhất của người dân là có điện lưới quốc gia để sử dụng
Người dân thôn Hà Nam Ninh mong muốn lớn nhất là có điện lưới quốc gia để sử dụng

Bà Hoàng Thị Lương, Trưởng thôn Hà Nam Ninh cho biết: Nguyện vọng lớn nhất của những hộ dân, là được đầu tư đường điện kiên cố, sử dụng điện lưới quốc gia để đảm bảo an toàn. Nếu có điện, việc phát triển kinh tế của người dân cũng sẽ tốt hơn vì có thể đưa máy móc vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập.

Theo lãnh đạo xã Đắk Môl, được sử dụng điện an toàn, là mong muốn và nhu cầu chính đáng của tất cả người dân. Trước thực tế này, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân gia cố hệ thống đường dây, trụ cột để đảm bảo an toàn, đặc biệt mùa mưa. Đồng thời, kiến nghị các cấp thẩm quyền quan tâm, ưu tiên đầu tư kéo điện về cho người dân. 

Địa phương mong muốn ngành Điện lực sớm có kế hoạch đầu tư mở rộng phạm vi mạng lưới điện để cụm dân cư ở xa được sử dụng điện lưới quốc gia, đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân...

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.