Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

WHO cảnh báo làn sóng dịch COVID-19 thứ ba

PV - 20:46, 15/07/2021

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể Delta bùng phát ở nhiều quốc gia đang được thúc đẩy bởi sự gia tăng đi lại cũng như sự không nhất quán trong việc áp dụng các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng.


Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.

"Thật không may... chúng ta hiện đang ở "giai đoạn đầu" của làn sóng dịch COVID-19 thứ ba", Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban Khẩn cấp IHR về COVID-19 hôm 14/7, đề cập đến sự gia tăng đáng kể của các ca nhiễm gần đây do biến thể Delta gây ra.

"Biến thể Delta hiện đã xuất hiện tại hơn 111 quốc gia và được dự báo sẽ sớm trở thành chủng COVID-19 chủ đạo, lây lan trên toàn thế giới. Virus SARS-CoV-2 đang tiếp tục phát triển và tạo ra nhiều biến thể dễ lây nhiễm hơn", ông Ghebreyesus cho biết thêm.

Người đứng đầu WHO chỉ ra rằng các trường hợp và tử vong do COVID-19 đã giảm trong một thời gian do tỷ lệ tiêm chủng ở châu Âu và Bắc Mỹ ngày càng tăng, tuy nhiên hiện nó đang có xu hướng đảo chiều khi các ca nhiễm gia tăng trở lại. Số người tử vong do COVID-19 cũng đang tăng trở lại sau 10 tuần giảm.

WHO cho biết sự lây lan gần đây của biến thể Delta đang được thúc đẩy bởi sự gia tăng đi lại trong xã hội cũng như sự không nhất quán trong việc áp dụng các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Theo WHO, tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 là quan trọng nhưng nếu chỉ có vậy sẽ không ngăn chặn được đại dịch, đồng thời chỉ ra rằng các quốc gia cần thực hiện đánh giá rủi ro toàn diện đối với các cuộc tụ tập đông người.

Hơn nữa, cũng có một "sự chênh lệch đáng kinh ngạc" trong việc phân phối vaccine COVID-19 trên toàn cầu, ông Ghebreyesus nói thêm. Sự không công bằng này đã dẫn đến việc các quốc gia khác nhau áp dụng các cách tiếp cận riêng biệt để chống lại đại dịch.

WHO nhấn mạnh rằng cần phải có một đợt đẩy mạnh tiêm chủng COVID-19 trên toàn thế giới. Cơ quan y tế toàn cầu cho biết mỗi quốc gia phải tiêm chủng cho ít nhất 10% toàn bộ dân số của họ trước tháng 9 năm nay, ít nhất 40% vào cuối năm 2021 và ít nhất 70% vào giữa năm 2022./.