Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Vùng đồng bào DTTS Đắk Lắk chuyển mình mạnh mẽ

Lê Hường - 20:02, 02/12/2024

Chặng đường 120 năm hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk vươn lên phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên. Vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh cũng chuyển mình mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng khang trang, diện mạo buôn làng khởi sắc, trường lớp, bệnh viện được quan tâm đầu tư đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, đời sống ngày càng được nâng lên. Chứng kiến bao thăng trầm của quê hương, nhiều già làng tỉnh Đắk Lắk bày tỏ niềm vui về những đổi thay của buôn làng.

Già Ama H’Loan, buôn Ako Dhong, phường Tân Lợi, Tp.Buôn Ma Thuột
Già Ama H’Loan, buôn Ako Dhong, phường Tân Lợi, Tp.Buôn Ma Thuột

Già Ama H’Loan, buôn Ako Dhong, phường Tân Lợi, Tp.Buôn Ma Thuột: Buôn làng ngày càng giàu đẹp

Già năm nay đã 86 tuổi, chứng kiến biết bao thay đổi của buôn làng, già cũng như bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh đều rất vui mừng, phấn khởi trước những thành quả mà tỉnh đạt được trong suốt hành trình 120 năm qua, đặc biệt là các buôn làng đồng bào DTTS. Cuộc sống nghèo khó xưa kia đã lùi xa, các buôn đồng bào DTTS từng ngày khang trang, đời sống của bà con ổn định và phát triển. Đó là kết quả của sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk.

Để có kết quả như hôm nay, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền, đồng bào các dân tộc trong các buôn cùng đồng lòng, nỗ lực phấn đấu. Người dân chăm lo lao động, sản xuất, biết cách làm kinh tế, trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, áp dụng khoa học vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, còn người trẻ ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, cùng nhau xây dựng buôn làng giàu mạnh.

Ngoài phát triển kinh tế, bà con đồng bào DTTS ở các buôn làng ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc của mình, như chiêng, nhạc cụ truyền thống, nghề của cha ông truyền lại…. Trong thời gian tới, đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk tập trung làm ăn, giúp đỡ lẫn nhau phát triển, người biết bày cho người chưa biết, cùng nhau phấn đấu xây dựng quê hương.

Già làng Y Đhun Hmôk, Người có uy tín buôn Dur 1, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana
Già làng Y Đhun Hmôk, Người có uy tín buôn Dur 1, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana

Già làng Y Đhun Hmôk, Người có uy tín buôn Dur 1, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cuộc sống của bà con ngày càng tốt hơn.

Hành trình 120 năm hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn trải qua bao gian lao, vất vả từ kháng chiến, đến đấu tranh chống thế lực phản động để giành lại bình yên cho buôn làng. Những năm tháng thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Nhưng bây giờ Buôn Dur 1 đã khác xưa rất nhiều rồi! Người dân nỗ lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống bà con buôn Dur Kmăl đã khởi sắc.

Buôn Dur 1 hiện có 5 dân tộc cùng sinh sống, với hơn 200 hộ, hơn 1.000 khẩu, trong đó dân tộc Ê Đê chiếm đa số. Nhiều năm qua, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, cuộc sống còn khó khăn, nhưng bà con trong buôn đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong sinh hoạt và lao động sản xuất.

Nhờ sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, diện mạo buôn làng ngày càng khởi sắc, đường xá khang trang, sạch đẹp, hệ thống thủy lợi được đầu tư đảm bảo cho người dân sản xuất một năm 2 vụ lúa nước. Hộ nghèo được vay vốn ưu đãi, được hỗ trợ cây con giống, tập huấn khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, năng suất cây trồng ngày càng cao. Bà con phát huy nội lực, tự lực vươn lên lao động sản xuất, chăm lo con cái học hành và đoàn kết giữ vững an ninh trật tự.

Già vui vì đồng bào DTTS không những quan tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo mà còn chú trọng đầu tư con cái học hành, đoàn kết giữ vững an ninh trật tự. Nhờ đó, kinh tế xã hội của địa phương nói chung và đồng bào DTTS nói riêng đã có bước phát triển mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Ông Y Bhiu Byă, Trưởng buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, Tp.Buôn Ma Thuột
Ông Y Bhiu Byă, Trưởng buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, Tp.Buôn Ma Thuột

Ông Y Bhiu Byă, Trưởng buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột: Bảo tồn văn hóa truyền thống để thúc đẩy phát triển kinh tế

Buôn Tơng Jú có hộ 467 hộ, 2.090 khẩu, trong đó dân tộc Ê Đê chiếm đa số. Dù cuộc sống ngày càng hiện đại hóa, đồng bào Ê Đê nơi này vẫn còn giữ được những giá trị truyền thống mà cha ông để lại. Từ vốn quý về văn hóa, các hộ đồng bào Ê Đê trong buôn bắt tay làm du lịch cộng đồng. Ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ, lo lắng, nhưng được Nhà nước hỗ trợ mở lớp tập huấn tập huấn về du lịch cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng đón tiếp khách du lịch… 

Đồng thời, đầu tư mua sắm trang thiết bị văn hóa như nhạc cụ biểu diễn, hỗ trợ mua sắm máy tính, bàn ghế đặt máy tính và xây dựng trang thông tin điện tử du lịch. Buôn Tơng Jú đã trở thành buôn du lịch cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống đã trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn như trải nghiệm dệt thổ cẩm, ủ rượu cần, nghệ thuật tạc tượng và văn hóa ẩm thực.

Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS được đầu tư khang trang, sạch đẹp
Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS được đầu tư khang trang, sạch đẹp

Không chỉ quan tâm bảo tồn văn hóa, người dân buôn Tơng Jú nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường, thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh, phát dọn cây cối hai bên để đường buôn thông thống, sạch, đẹp. Thời gian vừa qua, du khách đến với buôn Tơng Jú ngày càng đông. Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ thúc đẩy đồng bào Ê Đê buôn Tơng Jú bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.