Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Việt Nam tiếp nhận thêm 400.000 liều vắc-xin AstraZeneca từ Nhật Bản

T.Hợp - 11:29, 02/07/2021

Rạng sáng ngày 2/7, 400.000 liều vắc-xin COVID-19 AstraZeneca trong tổng số 1 triệu liều do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tặng thêm Việt Nam đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).

400.000 liều vắc xin trong số 1 triệu liều vắc xin Nhật Bản hỗ trợ thêm cho Việt Nam đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất rạng sáng 2/7/2021 Ảnh: C.TRINH
400.000 liều vắc xin trong số 1 triệu liều vắc xin Nhật Bản hỗ trợ thêm cho Việt Nam đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất rạng sáng 2/7/2021 Ảnh: C.TRINH

1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 được Nhật Bản dành tặng Việt Nam mà Chính phủ Nhật Bản công bố hôm 25/6 được chuyển đến Việt Nam chia thành 2 đợt.

Đợt 1 là 400.000 liều vắc xin được Hãng All Nippon Airways vận chuyển đã về đến TP.HCM vào rạng sáng 2/7. Đợt 2 với số lượng còn lại sẽ tiếp tục được vận chuyển vào ngày 8/7. Như vậy, tính chung với lô vắc xin 1 triệu liều đã về Việt Nam ngày 16/6, tổng cộng Nhật Bản tặng Việt Nam 2 triệu liều vắc xin, đều nhãn hiệu AstraZeneca sản xuất tại Nhật.

Chuyến bay xuất phát từ Narita (Nhật Bản), hạ cánh an toàn ở Tân Sơn Nhất lúc 2h47 sáng 2/7. Lô vắc xin đợt 1 có tổng khối lượng 934,6kg, với 5 thùng RKN.

Quy trình bảo quản, phục vụ vận chuyển vắc xin rất nghiêm ngặt như thực hiện áp tải từ tàu bay, sử dụng camera hành trình trong suốt quá trình áp tải.

Hàng hóa lưu giữ trong thùng chuyên dụng. Thùng hàng được dỡ khỏi tàu bay được nhanh chóng đưa về kho hàng được bố trí vị trí lưu giữ cắm điện... Lô vắc xin này đang được lưu trữ tại kho hàng của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS). Doanh nghiệp này cho biết miễn phí hoàn toàn chi phí phục vụ.

Dự kiến sáng nay lô hàng sẽ được hoàn tất thủ tục hải quan và lấy hàng ra khỏi kho đưa về nơi lưu trữ. /.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.