Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034

Mai Hương - 08:18, 30/11/2024

Từ ngày 28 - 29/11, tại Hải Phòng, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã tổ chức tập huấn cập nhật thông tin cho phóng viên báo chí trong cách thức viết tin bài về lựa chọn giới tính thai nhi trên cơ sở định kiến giới. Theo đó, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059, nếu mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao như hiện nay.

Bà Hoàng Thị Thơm, Phó cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) chia sẻ về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại buổi tập huấn
Bà Hoàng Thị Thơm - Phó cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) chia sẻ về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại buổi tập huấn

Tại Lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của phóng viên, báo chí và cán bộ truyền thông về Bạo lực giới và Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới; các nguyên tắc viết các phóng sự và các vấn đề liên quan đến Bạo lực giới và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới; nâng cao kỹ năng của phóng viên, báo chí và cán bộ truyền thông về kỹ năng viết các câu chuyện, trong đó bao gồm các kỹ năng phỏng vấn và tiếp xúc với phụ nữ và nam giới để họ chia sẻ các câu chuyện thật trong cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh kết nối trực tuyến toàn cầu.

Phát biểu tại buổi tập huấn, bà Hoàng Thị Thơm - Phó cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra khi số trẻ nam sinh ra còn sống lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ em gái. Từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110. Đặc biệt một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này lên đến 120 như Hưng Yên (119,5), Hải Dương (118,3), Quảng Ninh (124,4).

Bà Hà Thị Quỳnh Anh, chuyên gia cao cấp về Giới và Nhân quyền, Trưởng nhóm Giới, UNFPA phát biểu tại tập huấn
Bà Hà Thị Quỳnh Anh, chuyên gia cao cấp về Giới và Nhân quyền, Trưởng nhóm Giới, UNFPA phát biểu tại tập huấn

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tính trạng “thừa nam thiếu nữ” trong tương lai, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học và cụ thể là tăng áp lực kết hôn sớm đối với phụ nữ, tăng nhu cầu dịch vụ tình dục, gia tăng buôn bán phụ nữ kéo theo bạo lực tình dục đối với phụ nữ, làm ảnh nặng nề đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, và sức khỏe tâm thần của phụ nữ. Tổng cục Thống kê cũng dự báo, nếu mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao như hiện nay thì Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059.

Để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Việt Nam cũng đã tăng cường hoàn thiện và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh được cụ thể hóa trong văn bản pháp luật. Những quy định, thể chế này nhằm thay đổi các chuẩn mực xã hội để giải quyết bạo lực giới, giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thúc đẩy quyền của phụ nữ, góp phần giải quyết và làm giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái.

Đại diện Cục Dân số, Bộ Y tế; UNFPA và phóng viên, báo chí và cán bộ truyền thông của các cơ quan từ trung ương đến địa phương
Đại diện Cục Dân số, Bộ Y tế; UNFPA và phóng viên, báo chí và cán bộ truyền thông của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương chụp ảnh lưu niệm

Dự kiến đến năm 2038 sẽ bước vào giai đoạn dân số già. Theo Cục dân số, già hóa dân số nhanh sẽ đặt ra những cơ hội và thách thức về kinh tế - xã hội. Đó là thách thức về cơ cấu lực lượng lao động và các biến đổi kinh tế - xã hội, nguồn cung lao động và sử dụng lao động người cao tuổi; thách thức xây dựng hệ thống an sinh xã hội, bởi hiện nay các chính sách an sinh xã hội mới chỉ hỗ trợ cho một bộ phận người cao tuổi quỹ bảo hiểm xã hội lớn; thách thức hệ thống chăm sóc sức khỏe và nguồn lực chi cho y tế lớn, do chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi. Do đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chỉ được giải quyết triệt để khi Việt Nam triển khai đồng bộ các giải pháp lâu dài và bền bỉ với sự quyết tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Trong giai đoạn 2022 - 2026, Cục Dân số, Bộ Y tế, phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc thông qua dự án “Phòng, chống và ứng phó với bạo lực giới và các thực hành có hại khác” triển khai hoạt động thí điểm cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, nhằm tiến tới hoàn thiện cơ chế phối hợp và triển khai đồng bộ tại các tỉnh, thành phố trong những năm tới.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.