Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Về xứ Thanh khám phá công trình bề thế bậc nhất bằng gỗ ở Lam Kinh

Quỳnh Trâm - 10:14, 30/04/2022

Chính điện Lam Kinh, thuộc khu di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh, ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, được khởi công tu bổ, phục dựng vào năm 2010, với diện tích hơn 1.600 m2. Sau hơn 10 năm tu bổ, từ đầu tháng 4/2022, chính điện Lam Kinh đã mở cửa đón khách thăm quan, chiêm bái-một trong những công trình quan trọng, bề thế bậc nhất ở khu trung tâm di tích Lam Kinh.

Chính điện Lam Kinh được xây dựng với kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc nhà Lê và được các chuyên gia đánh giá là một trong những công trình kiến trúc gỗ lớn nhất và phức tạp nhất hiện nay
Chính điện Lam Kinh được xây dựng mang đậm phong cách kiến trúc nhà Lê, được các chuyên gia đánh giá là một trong những công trình kiến trúc gỗ lớn nhất và phức tạp nhất hiện nay
Chính điện Lam Kinh bố trí theo hình chữ “công” gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng, điện phía trước gọi là Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là Diên Khánh. Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô, với hàng cột cái của cả ba điện có đường kính đến 62 cm.
Chính điện Lam Kinh bố trí theo hình chữ “công” gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng, điện phía trước gọi là Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là Diên Khánh. Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô, với hàng cột cái của cả ba điện có đường kính đến 62 cm.
Từ các vật dụng đến linh vật đều được phủ vàng lên bề mặt tạo nên một công trình độc đáo nhất ở xứ Thanh
Từ các vật dụng đến linh vật đều được phủ vàng lên bề mặt tạo nên một công trình độc đáo nhất ở xứ Thanh
(CÓ VIDEO ĐÍNH KÈM) Về xứ Thanh khám phá công trình bề thế bậc nhất bằng gỗ ở Lam Kinh 2
Vẻ đẹp tráng lệ, quyền thế, tôn nghiêm nơi vị trí ngồi của vua khiến cho nhiều du khách ngỡ ngàng bởi nhìn đâu cũng toàn là đồ vật được dát vàng
Vị trí ngồi, đồ vật của vua được dát vàng thể hiện sự tôn nghiêm, uy quyền, tráng lệ
Những vật dụng bên trong chính điện với niên đại thời gian hàng trăm năm trước đây vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến tận ngày nay với những hình hoa văn cực kỳ bắt mắt, tinh xảo đến từng chi tiết
Nhiều vật dụng bên trong chính điện, với niên đại hàng trăm năm vẫn được giữ nguyên vẹn, với những hình hoa văn cực kỳ bắt mắt, tinh xảo đến từng chi tiết
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt
Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ Nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427) .Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt
Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên
Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên
Chính điện Lam Kinh cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.
Chính điện Lam Kinh cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.