Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Vệ tinh NanoDragon “made in Vietnam” sẽ phóng vào ngày 7/10

T.Hợp - 09:05, 05/10/2021

Ngày 4/10, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cho biết, theo thông báo chính thức của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), tên lửa Epsilon 5 mang theo 9 vệ tinh, trong đó có vệ tinh NanoDragon “Made in Vietnam”, sẽ được phóng lên quỹ đạo vào ngày 7/10/2021.

Sơ đồ bố trí các vệ tinh Cubesat trên tên lửa Epsilon số 5 trong lần phóng ngày 7/10/2021. Ảnh: JAXA
Sơ đồ bố trí các vệ tinh Cubesat trên tên lửa Epsilon số 5 trong lần phóng ngày 7/10/2021. Ảnh: JAXA

Thời gian vệ tinh NanoDragon “Made in Vietnam” phóng lên quỹ đạo dự kiến khoảng 7 giờ 51 phút 21 giây đến 7 giờ 55 phút 16 giây (giờ Việt Nam) từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản.

Trước đó, theo kế hoạch ban đầu, vào sáng 1/10, tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo, mang theo vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản. Tuy nhiên, khoảng 19 giây trước khi phóng, JAXA đã tạm dừng khẩn cấp để kiểm tra hệ thống. Sau khi kiểm tra, JAXA đã quyết định hoãn sự kiện trên. 

NanoDragon là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam và là một sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển Vệ tinh nhỏ "Made in Vietnam" của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

NanoDragon được phát triển với các mục đích làm chủ công nghệ phát triển hệ thống vệ tinh nhỏ của Việt Nam; thử nghiệm hệ thống, công nghệ chùm vệ tinh siêu nhỏ có thể thu tín hiệu, nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển; hoàn thiện hiệu chỉnh, chất lượng hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh.

Vệ tinh NanoDragon dự kiến hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560km./.


Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.