Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Vải lanh vẻ đẹp kết tinh từ truyền thống

PV - 14:43, 29/01/2018

Hiện nay, không ít dân tộc đang bị mai một bản sắc văn hóa, nhưng dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta vẫn bảo tồn, phát huy khá tốt bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những di sản văn hóa được đồng bào Mông gìn giữ, phát triển, tạo thành sản phẩm du lịch đó là vải lanh (vải thổ cẩm) được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Với người Mông, tấm vải lanh là một vật thể thiêng liêng, mang đậm giá trị tinh thần. Vải lanh không chỉ là nguyên liệu để may trang phục, khăn quàng, mũ, túi đeo, ví, ba lô, gối, đệm, khăn trải bàn… mà mỗi tấm vải còn là thước đo sự khéo léo, cần cù và sáng tạo của người phụ nữ Mông.

Bởi thế mà hình ảnh cô gái Mông chăm chỉ tước lanh, dệt vải đã đi vào câu dân ca Mông: “Lớn lên em theo mẹ tập thêu/Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới/Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/ Gái xinh chưa biết cầm kim là hư…”.

Sản phẩm vải lanh của đồng bào Mông là thành quả của một quy trình lao động rất công phu với 41 công đoạn từ trồng cây lanh đến dệt thành một tấm vải lanh hoàn thiện, tất cả đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Năm 2016, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của phụ nữ Mông trên Cao nguyên đá Hà Giang là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Dưới đây là một số hình ảnh trong quy trình dệt vải lanh của đồng bào Mông.

 

Cây lanh được tước ra và se thành sợi thô. Cây lanh được tước ra và se thành sợi thô.
Vẽ sáp ong, trang trí hoa văn cho tấm lanh thổ cẩm Vẽ sáp ong, trang trí hoa văn cho tấm lanh thổ cẩm
Vải lanh được bà con tự may thành trang phục để mặc hằng ngày. Vải lanh được bà con tự may thành trang phục để mặc hằng ngày.
Lăn bông sợi lanh, một công đoạn để làm sợi lanh mềm hơn khi dệt. Lăn bông sợi lanh, một công đoạn để làm sợi lanh mềm hơn khi dệt.
Dệt lanh trên khung cửi. Dệt lanh trên khung cửi.
Những sản phẩm được làm từ vải lanh đã trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch. Những sản phẩm được làm từ vải lanh đã trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch.

NGỌC ÁNH - THANH HÀ

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.