Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển cây dược liệu

PV - 11:23, 06/08/2019

Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, Lạng Sơn có gần 800 loài cây dược liệu quý, nhiều loài cây có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nhưng do bị khai thác tận diệt nên hiện nay nhiều cây dược liệu đang có nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn và phát huy giá trị cây dược liệu, Hội Đông y tỉnh Lạng Sơn đã kết hợp với các tổ chức ứng dụng khoa học công nghệ tiến hành trồng, phát triển các cây dược liệu quý để sản xuất thành các sản phẩm dược liệu từ các bài thuốc Nam gia truyền. Để bảo tồn và phát huy giá trị cây dược liệu, Hội Đông y tỉnh Lạng Sơn đã kết hợp với các tổ chức ứng dụng khoa học công nghệ tiến hành trồng, phát triển các cây dược liệu quý để sản xuất thành các sản phẩm dược liệu từ các bài thuốc Nam gia truyền.

Bảo tồn cây dược liệu quý

Những năm qua, Hội Đông y tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Đo lường chất lượng sản phẩm Lạng Sơn (gọi tắt là Trung tâm) tiến hành trồng và phát triển thành công cây dược liệu bảy lá-một hoa hay còn gọi là cây thất diệp nhất chi hoa tại 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình. Đây là cây thuốc rất quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam, được phân bố ở vùng núi cao Mẫu Sơn. Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên loại cây này có nguy cơ biến mất. Trong dân gian, cây thuốc này có tác dụng giải độc khi bị rắn độc cắn, trị sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn, mụn nhọt. Dược liệu bảy lá một hoa còn có hoạt tính dược lý rất tốt đối với nhiều loại bệnh như: ung thư, Alzheimer, nấm, nhiễm khuẩn, kích thích miễn dịch…

cây dược liệu Đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là nơi có nhiều loài cây dược liệu quý hiếm. Ảnh: TL

Theo bác sĩ Trần Văn Tuyến, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2017, Hội đã phối hợp với Trung tâm Xây dựng mô hình ứng dụng tiến Bộ KH&CN vào sản xuất và tạo vùng sản xuất các mô hình lưu giữ cây dược liệu giống gốc. Từ đó từng bước phổ biến kỹ thuật trồng cây thất diệp nhất chi hoa cho người dân các khu vực có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp.

Hiện nay, đã có 3 mô hình vườn trồng cây dược liệu bảy lá một hoa đã được hình thành. Cả 3 mô hình này đều được xây dựng dưới tán rừng, với tổng diện tích 5ha tại vùng núi cao Mẫu Sơn. Theo đó, đã có 5.780 cây 3 năm tuổi, 10.000 cây 1 năm tuổi được chăm sóc, sinh trưởng tốt.

Bên cạnh việc ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong việc trồng cây dược liệu, Hội Đông y tỉnh Lạng Sơn còn phối hợp với các đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và ứng dụng tri thức thuốc Nam Việt và Công ty Cổ phần IQ Việt Pháp, Công ty Nanô Mẫu Sơn… sản xuất một số loại tinh dầu, tinh chất và điều chế các bài thuốc nam thành những viên nén, dễ bảo quản, sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Phát triển thành cây xóa nghèo

Để tạo thuận lợi cho người nông dân trồng, khai thác cây dược liệu, Trung tâm Ứng dụng phát triển KH&CN và Đo lường chất lượng sản phẩm Lạng Sơn đã chuyển giao các mô hình phát triển cây dược liệu theo chuỗi liên kết hợp tác xã (HTX). Các HTX chủ động hỗ trợ cây giống, phân bón phù hợp, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Cách làm này, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn giúp các HTX tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bà Lý Bích Linh, Giám đốc HTX Hợp Thịnh (huyện Cao Lộc) cho biết: Nhờ ứng dụng khoa học-kỹ thuật phát triển cây dược liệu, đến nay HTX đã liên kết sản xuất cây dược liệu với 15 HTX trên địa bàn các huyện với tổng diện tích trên 40ha, bao gồm các loại cây: cà gai leo, nghệ đen, hoàn ngọc, đương quy, hà thủ ô đỏ… Năm 2018, doanh thu từ cây dược liệu của HTX Hợp Thịnh đã đạt trên 1 tỷ đồng; dự kiến năm 2019 sẽ thu 7 tỷ đồng.

Ông Đồng Sỹ Tiến, một thành viên của HTX Hợp Thịnh đang tham gia trồng nghệ đen chia sẻ: Kết hợp trồng cây dược liệu với HTX Hợp Thịnh, chúng tôi được hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng cây giống, phân bón và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Năng suất cây nghệ đen đạt từ 1 đến 1,5 tấn/sào, với giá thu mua 7.000 đồng/kg, gia đình tôi thu về từ 7-10 triệu đồng/sào, trừ chi phí lãi khoảng 4-6 triệu đồng/sào.

QUỲNH ANH

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...