Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

U23 Việt Nam phòng ngự thời ông Gong khác ông Park như thế nào?

PV - 15:59, 04/06/2022

Cùng với việc đổi sơ đồ từ 3 trung vệ sang 2 trung vệ, HLV Gong Oh Kyun xây dựng cho U23 Việt Nam cách chơi phòng ngự khác với HLV Park Hang Seo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với ông Park, chúng ta chơi 3 trung vệ theo sơ đồ 3-4-3 hoặc 3-5-2. Khi phòng ngự, U23 Việt Nam thường chuyển qua sơ đồ 5-4-1 hoặc 5-3-2 với việc hai hậu vệ cánh lùi xuống ở hai hành lang.

Về số lượng cầu thủ tập trung bên sân nhà mỗi khi đối phương cầm bóng tấn công thì dưới thời ông Park, chúng ta vẫn thường duy trì quân số khá đông. Nhưng vấn đề ở chỗ dù số cầu thủ bên sân nhà thì đông nhưng khoảng cách giữa họ nhiều khi không hợp lí.

Các cầu thủ có vẻ cũng không được huấn luyện một cách cụ thể về cách di chuyển theo khối. Họ dường như cũng không được yêu cầu cụ thể cần quán xuyên khu vực nào, kết hợp với ai để cùng tham gia phòng ngự trong những tình huống tấn công cụ thể của đối phương.

Điều đó dẫn đến thực tế là nhiều khi chúng ta đông người nhưng vẫn cứ để lộ nhiều khoảng trống cho đối phương khai thác. Có những khu vực cầu thủ tập trung nhiều nhưng lại có những khu vực rất thưa thớt do họ di chuyển không đồng bộ và ngay cả ở những khu vực tập trung đông cầu thủ, họ nhiều khi dường như không biết nhiệm vụ cụ thể của mình là gì hay mình cần làm gì.

Nhưng với ông Gong Oh Kyun, U23 Việt Nam di chuyển đồng bộ hơn và phòng ngự theo khối tốt hơn. Dù để thua 2 bàn trước Thái Lan nhưng thực tế không hẳn là do hệ thống phòng ngự của U23 Việt Nam triển khai không tốt.

Bàn thua đầu tiên là do lỗi cá nhân của Văn Toản trong khi bàn thua thứ 2 có trách nhiệm của cả Duy Cương lẫn Nhâm Mạnh Dũng do họ chọn vị trí chưa thực sự hợp lí.

Nhưng về tổng quan thì cầu thủ chúng ta phòng ngự theo khối và bao khoảng trống khá tốt nhờ các cầu thủ được quán triệt khá rõ ràng khu vực họ cần đảm trách.

Trước Thái Lan, khi không có bóng chúng ta thường đá 4-1-4-1 trong đó Duy Cương thường là người chơi thấp nhất ở hàng tiền vệ. Anh đá ngay phía trên hàng thủ 4 người của U23 Việt Nam.

Đá ở vị trí này, Duy Cương vừa cùng cặp trung vệ Việt Anh – Mạnh Dũng chống các pha tấn công "vỗ mặt" của Thái Lan (đảm bảo quân số như việc ông Park dùng 3 trung vệ), vừa có thể dâng cao dễ dàng hơn để tham gia tranh chấp ở trung tuyến nếu cần thiết.

Gần như tất cả cầu thủ chúng ta đều được ông Gong yêu cầu tham gia phòng ngự khi Việt Nam không cầm bóng. Tuy khu vực và vị trí thi đấu mà mức độ tham gia phòng ngự của họ có khác nhau nhưng hầu như mọi cầu thủ, kể cả các tiền đạo của chúng ta cũng đều sẵn sàng lùi xuống tham gia phòng ngự khi cần thiết.

Các cầu thủ di chuyển lên và xuống khá đồng bộ nên U23 Việt Nam trong hầu hết các tình huống đeo bám và tranh chấp bóng luôn đảm bảo đủ quân số so với đối thủ.

Khoảng cách giữa các cầu thủ cơ bản được duy trì tốt. Khoảng cách giữa các tuyến cũng được duy trì tốt nên chúng ta không cho U23 Thái Lan có nhiều khoảng trống ở những vị trí gần vòng cấm để đột phá, phối hợp hay dứt điểm dễ dàng.

Tất nhiên, kiểu chơi phòng ngự của ông Gong tiêu hao thể lực cầu thủ khá nhiều vì để phòng ngự tốt theo khối, có thể áp sát nhanh và sẵn sàng bọc lót cho nhau thì buộc các cầu thủ phải di chuyển nhiều.

Thực tế ấy cộng với việc nhiều cầu thủ chúng ta bị ngộ độc thực phẩm ngay trước khi trận đấu diễn ra khiến thể lực của họ không đảm bảo khiến hầu hết các vị trí thi đấu của U23 Việt Nam xuống sức thấy rõ trong hiệp 2, buộc ông Gong phải thay đổi nhân sự ngoài ý muốn và ngay cả những người được thay vào cũng không có thể lực tốt.

Nhưng cần nhắc lại, nếu các cầu thủ thực sự sung sức thì cách chơi phòng ngự kiểu ông Gong có tính hệ thống cao hơn cách phòng ngự kiểu ông Park vốn đơn thuần dựa vào số đông, lùi sâu và chơi co cụm trong khi khả năng di chuyển và phòng ngự theo khối của cầu thủ lại không được triển khai tốt.