Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tuyên Quang: Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Hà Vy - 09:53, 14/12/2023

Phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới là chủ trương quan trọng, nhất quán, xuyên suốt được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả.

Nhờ nguồn vốn vay Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, gia đình chị Triệu Thị Bóng, dân tộc Mông ở thôn 1, Minh Quang, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên đã vươn lên thoát nghèo, ổn điịnh cuộc sống
Nhờ nguồn vốn vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, gia đình chị Triệu Thị Bóng, dân tộc Mông ở thôn 1, Minh Quang, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên đã vươn lên thoát nghèo, ổn điịnh cuộc sống

Gia đình chị Triệu Thị Bóng, dân tộc Mông ở thôn 1, Minh Quang, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên là hộ nghèo, nguồn kinh tế của gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, nương, làm không đủ ăn. Năm 2022, gia đình chị được NHCSXH huyện cho vay 50 triệu đồng theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, cùng vốn gia đình tích góp được, chị đã chuyển đổi nghề từ làm nương, rẫy sang chăn nuôi trâu sinh sản. Đến nay, đàn trâu nhà chị đã phát triển từ 5 con trâu lên 10 con trâu, nhờ nguồn thu nhập từ đàn trâu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, giúp gia đình chị đã vươn lên ổn định cuộc sống, thu nhập ổn định hơn trước.

Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ban Thường vụ tỉnh ủy Tuyên Quang đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương, góp phần cùng nguồn vốn trung ương để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khách. 

Ông Vũ Thế Anh, Phó Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, đến nay, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Chỉ thị đã đi vào cuộc sống, tác động rất tích cực đến hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phươn. Trên cơ sở đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã xác định được trách nhiệm và vai trò của mình đối với tín dụng chính sách xã hội, nên đã chú trọng, quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tính từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW đến nay, Tuyên Quang đã ủy thác nguồn vốn qua NHCSXH là 92 tỷ đồng để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cao gấp 6,63 lần so với trước khi chưa thực hiện Chỉ thị, trong đó ngân sách tỉnh 53,2 tỷ đồng, ngân sách huyện 37,08 tỷ đồng.

NHCSXH luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
NHCSXH luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Theo Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm tỉ lệ thiếu hụt việc làm xuống dưới 15%, tạo việc làm cho hơn 15.000 hộ nghèo. Để đạt được mục tiêu này, các sở ngành, địa phương trong tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực, trong đó, NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người nghèo và đối tượng chính sách khác tiếp cận vốn tín dụng chính sách xã hội, đi kèm với những tư vấn, hướng dẫn sinh kế, đảm bảo hộ vay phát huy được hiệu quả đồng vốn, cải thiện đời sống.

Trong năm 2023, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh chuyển tải nguồn vốn hơn 4.153 tỷ đồng của 17 chương trình tín dụng chính sách cho hơn 19 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng dư nợ đến ngày 30/11/2023 đạt 4.147 tỷ đồng, 99.432 hộ còn dư nợ, tăng trưởng bình quân đạt 418.252 triệu đồng; trong đó, nổi bật là hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách đối với các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Có thể thấy, tín dụng chính sách do NHCSXH triển khai trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đáp ứng khá toàn diện các nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trên cơ sở đó, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).