Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai: Nhắc nhở tội ác chiến tranh và khát vọng hòa bình

PV - 09:39, 19/03/2018

Sáng ngày 16/3, hàng nghìn người dân cùng nhiều đoàn khách quốc tế về xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) dành phút mặc niệm tưởng nhớ 504 thường dân vô tội bị quân đội Mỹ sát hại 50 năm trước tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Ngọc Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết đây là dịp để bày tỏ tình cảm yêu thương, cùng thắp nén nhang tưởng nhớ đồng bào bị thảm sát. Lễ tưởng niệm cũng là dịp cầu nguyện cho hòa bình; đồng thời có hành động thiết thực để hàn gắn những vết thương năm xưa, vun đắp những điều tốt đẹp nhất để mọi người đều được sống trong bình yên, vui tươi và hạnh phúc

Lễ tưởng niệm 50 năm cuộc thảm sát Mỹ Lai. Lễ tưởng niệm 50 năm cuộc thảm sát Mỹ Lai.

 

50 năm trước, sáng 16/3/1968, những lính Mỹ thuộc đại đội Charlie (Lục quân Mỹ) tiến vào càn quét thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Trong trận càn này, lính Mỹ đã lạnh lùng xả súng bắn chết hàng trăm nông dân, còn vào làng đốt nhà và tiếp tục bắn giết ông già, đàn bà, trẻ con. Cuộc thảm sát 504 thường dân vô tội diễn ra trong vòng 4 tiếng đồng hồ.

Sau nửa thế kỷ, không chỉ có các nạn nhân Việt Nam, mà nhiều người Mỹ cũng chưa thể vượt qua nỗi ám ảnh từ cuộc thảm sát Mỹ Lai.

Mike Hastie, một cựu binh và cũng là phóng viên chiến trường thời chiến tranh Việt Nam, rút trong túi ra một bức ảnh in khổ lớn.

Bức ảnh chụp đầu một chiếc trực thăng có hình chữ thập đỏ và một chữ “Why”-“Tại sao”- viết hoa phía trên. Mike đã chụp bức ảnh này ở chiến trường An Khê năm 1970. Đó là dòng chữ mà chính những người lính Mỹ đã vẽ lên chiếc trực thăng để bày tỏ sự thất vọng và giận dữ vì bị chính phủ lừa dối.

Nói dối là vũ khí mạnh nhất trong chiến tranh”, Mike nói. Ông cho rằng cuộc thảm sát Mỹ Lai là ẩn dụ cho toàn bộ chiến tranh Việt Nam.

Tròn 50 năm sau sự kiện đẫm máu, đứng trước đài tưởng niệm các nạn nhân, Mike Hastie tỏ ý trân trọng nỗ lực xây dựng quan hệ tốt để phát triển kinh tế giữa hai nước. “Nhưng tôi muốn nói với chính phủ và người dân Việt Nam rằng không vì thế mà lãng quên quá khứ”.

Nhiều nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai đến nay đã già yếu cũng đến dâng hương, hoa tưởng niệm người thân của gia đình. Sau nửa thế kỷ, người dân nơi đây vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau thương nhưng giờ đây họ đã mở lòng bao dung, kết thân bè bạn quốc tế.

“Người dân Sơn Mỹ hôm nay khát vọng tình yêu hòa bình-đó là là lẽ sống, là đạo lý nhân văn, nghị lực phi thường vượt lên nỗi đau của đồng bào nơi đây”, bà Trần Thị Quý, nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai bộc bạch...

BTK ( thực hiện )

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.