Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Trứ danh làng gốm Phù Lãng

Việt Hà - 10:33, 02/12/2019

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60km, là một trong những làng gốm truyền thống nổi tiếng trong cả nước.

Làng gốm Phù Lãng đã có lịch sử rất lâu đời, từ thế kỷ thứ 13
Làng gốm Phù Lãng đã có lịch sử rất lâu đời, từ thế kỷ thứ 13

Với lịch sử làng nghề hơn 700 năm, Phù Lãng nổi tiếng với các sản phẩm gốm gia dụng như vại, ấm, nồi, chum, chậu hoa, đôn cảnh, tiểu quách. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ bắt nhịp với thị hiếu thị trường, Phù Lãng đã phát triển dòng sản phẩm gốm mỹ nghệ. Với lòng yêu nghề, sức sáng tạo, trên chất liệu truyền thống, một diện mạo mới của gốm Phù Lãng được tạo nên bằng cách thay đổi kiểu dáng, thêm vào họa tiết, hoa văn trang trí trên sản phẩm.

Điều đặc biệt là đến nay, làng nghề Phù Lãng vẫn sử dụng phương pháp truyền thống, dùng củi để nung, nhờ sự biến nhiệt khác nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà không phương pháp nào có thể thay thế. 

Nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép để tạo được màu men tự nhiên, bền và lạ
Nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép để tạo được màu men tự nhiên, bền và lạ

Qua bàn tay của người thợ thủ công, đất sét được luyện thật nhuyễn, đảm bảo độ dẻo, mịn nhất định và được tạo hình trên bàn xoay bằng tay hoặc trên khuôn
Qua bàn tay của người thợ thủ công, đất sét được luyện thật nhuyễn, đảm bảo độ dẻo, mịn nhất định và được tạo hình trên bàn xoay bằng tay hoặc trên khuôn
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.