Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Trồng cây “Sống khỏe góp xanh” tại Vườn Quốc gia Du Già

T.Hợp - 11:14, 20/03/2023

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Du Già tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trưởng - Bộ Tài Nguyên và Môi trường tổ chức Phát động Chương trình Trồng cây “Sống khỏe góp xanh” chung sức trồng 1 tỷ cây xanh - vì một Việt Nam xanh.

Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường trao biển tặng cây cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già
Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường trao biển tặng cây cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già

Hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình “Sống khỏe góp xanh" nhằm nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; phục hồi rừng, tăng độ che phủ trên diện tích đất lâm nghiệp, nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn; bảo tồn và nâng cao tính đa dạng sinh học, phục hồi bền vững môi trường sinh thái rừng; tạo việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội; lan tỏa lối sống xanh, khỏe mạnh tới người dân Việt Nam.

Chương trình cũng tạo việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội, lan tỏa lối sống xanh khỏe mạnh tới người dân sống quanh các Khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia trên địa bàn cả nước.

Vườn Quốc gia Du Già (Hà Giang) có diện tích hơn 15.000 ha. Đây là khu rừng đặc dụng có nhiều loài động, thực vật quý hiếm với hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Tuy nhiên một phần diện tích rừng đã bị suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong đợt này, Chương trình tài trợ cho Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên vườn Quốc gia Du Già tỉnh Hà Giang trồng rừng trên diện tích 5 ha, với hơn 10.000 cây giống bản địa là dổi, lim xanh, quế. Đây là những loại cây có hàm lượng hấp thụ Cacbon tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.

Việc bổ sung trồng mới này sẽ làm tăng độ che phủ rừng, nâng cao khả năng điều tiết của rừng phòng hộ đầu nguồn và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương./.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.