Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Trình diễn trích đoạn Lễ hội dân tộc Mông

Văn Hoa - 21:32, 25/12/2021

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại Lai Châu, ngày 25/12 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Lai Châu, TP. Lai Châu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức cuộc thi Trình diễn trích đoạn Lễ hội dân tộc Mông.

Trích đoạn Lễ hội Gầu Tào của người Mông xã Dào San, huyện Phong Thổ, Lai Châu
Trích đoạn Lễ hội Gầu Tào của người Mông xã Dào San, huyện Phong Thổ, Lai Châu

Tham dự Hội thi có ông Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện văn hóa dân gian ứng dụng; ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ Trưởng Vụ tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc; cùng các lãnh đạo và diễn viên, nghệ nhân dân tộc Mông của 10 tỉnh tham gia Hội thi.

Hội thi trình diễn trích đoạn Lễ hội dân tộc Mông có 10 đoàn tham gia: Lai Châu, Đắk Lắk, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Thanh Hóa. Các trích đoạn Lễ hội bao gồm: Nghi lễ đám cưới của dân tộc Mông Hoa tỉnh Tuyên Quang; tết “Nào Pê Chầu”; Lễ hội cúng cơm mới của đồng bào người Mông huyện Mường Lát, Thanh Hóa…

Trích đoạn Lễ trưởng thành của người Mông Đen huyện Tràng Định, Lạng Sơn
Trích đoạn Lễ trưởng thành của người Mông Đen huyện Tràng Định, Lạng Sơn

Các trích đoạn Lễ hội của đồng bào dân tộc Mông tại các tỉnh thành có sự kết hợp tốt nhất giữa truyền thống và hiện đại, giữa bối cảnh cổ truyền và bối cảnh sân khấu hóa; đặc biệt có sự đan xen một cách khéo léo giữa các nghệ dân gian làm nòng cốt với các diễn viên đã tăng thêm tính nghệ thuật trong từng nội dung, thể hiện đậm nét đặc trưng của đồng bào vẫn bảo lưu được cơ bản, toàn vẹn.

Đánh giá về ý nghĩa và chất lượng cuộc thi, ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, với Hội thi các trích đoạn Lễ hội dân tộc Mông, đoàn nào cũng có ý nghĩa sâu sắc vì nghi lễ của đồng bào Mông nói riêng của các dân tộc Việt Nam nói chung đều có ý nghĩa tâm linh nhất định. Trong sáng nay, nghi lễ của một số đoàn mang tính tâm linh rất đậm đà như Đoàn Lào Cai, đoàn Thanh Hóa… Nghi lễ ở trong tâm thức, trong cuộc sống của các cộng đồng dân tộc nên ai cũng có sự tôn trọng, lòng tin nhất định. Những dịp liên hoan như thế này để cộng đồng dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc khác trong 54 dân tộc Việt Nam có cơ hội trình diễn, giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc mình, là nơi nuôi dưỡng nguồn mạch truyền thống văn hóa của họ.

Một số hình ảnh đặc sắc khác tại lễ hội

(TIN) Trình diễn trích đoạn Lễ hội dân tộc Mông 2
(TIN) Trình diễn trích đoạn Lễ hội dân tộc Mông 3
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.