Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Triển lãm nhạc cụ - Workshop âm nhạc dân tộc Mông trong thế giới đương đại

Ngọc Anh - 00:57, 07/03/2024

Tại biệt thự cổ số 34 phố Châu Long (Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) vừa diễn ra sự kiện Triển lãm nhạc cụ - Workshop âm nhạc dân tộc Mông trong thế giới đương đại, do nhóm Hmong Culture tổ chức.

Thành viên nhóm Hmong Culture tại sự kiện. Ảnh: NA
Thành viên nhóm Hmong Culture tại sự kiện. (Ảnh: NA)

Sự kiện diễn ra với mục đích chính là cùng nhau trao đổi và bàn luận về vấn đề gìn giữ âm nhạc dân tộc nói chung và âm nhạc của đồng bào dân tộc Mông nói riêng.

Không gian ngoài trời, tái hiện lại đời sống văn hóa của người Mông, với những hoạt động sinh hoạt thường ngày như nấu mèn mén...
Không gian ngoài trời, tái hiện lại đời sống văn hóa của người Mông, với những hoạt động sinh hoạt thường ngày như nấu mèn mén...

Không gian triển lãm có hai phần chính. Đầu tiên là không gian ngoài trời, tái hiện lại đời sống văn hóa của người Mông, với những hoạt động sinh hoạt thường ngày như nấu mèn mén, thắng cố và trưng bày những bộ trang phục dân tộc Mông truyền thống ở các địa phương Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang...

Không gian bên ngoài trưng bày các trang phục truyền thống. Ảnh: NA
Không gian bên ngoài trưng bày các trang phục truyền thống. (Ảnh: NA)

Đến với không gian trong nhà, là khu trưng bày các nhạc cụ dân tộc như khèn, sáo, đàn môi, đàn 4 dây, đàn nhị, ống hát, kèn... Khi tham gia triển lãm, khách tham gia có thể trải nghiệm trực tiếp các món ăn dân tộc truyền thống, được thử các trang phục dân tộc và được chơi nhạc cụ dưới sự hướng dẫn của các bạn trong Ban Tổ chức.

Khách tham quan được giới thiệu về các tác phẩm trưng bày. Ảnh: NA
Khách tham quan được giới thiệu về các tác phẩm trưng bày. (Ảnh: NA)

Nằm trong khuôn khổ triển lãm, workshop “Âm nhạc dân tộc Mông trong thế giới đương đại” có sự tham gia của nghệ sĩ trẻ Ly Mí Cường cùng Ths. Trần Hoài - Giảng viên Bộ môn Di sản học, Khoa Các khoa học liên ngành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội và anh Ngô Tiến Vinh - Cử nhân khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Các nhạc cụ dân tộc được trưng bày trong triển lãm. Ảnh: NA
Các nhạc cụ dân tộc được trưng bày trong triển lãm. (Ảnh: NA)

Nhắc đến âm nhạc dân tộc Mông, nghệ sĩ Ly Mí Cường chia sẻ: Âm nhạc dân tộc Mông rất đồ sộ, nên để theo với âm nhạc đương đại không hề khó. Với anh, âm nhạc cũng như một ngôn ngữ để kết nối mọi người lại với nhau.

Khách tham quan được trực tiếp trải nghiệm nhạc cụ. Ảnh: NA
Khách tham quan được trực tiếp trải nghiệm nhạc cụ. (Ảnh: NA)

Âm nhạc dân tộc Mông hiện tại có sự mai một, do tác động của xã hội. Giờ đây nghệ sĩ Ly Mí Cường không coi việc mang âm nhạc Mông đến với xã hội là đam mê nữa, mà coi đó là trách nhiệm, trách nhiệm mang âm nhạc dân tộc đến với người trẻ.

Nghệ sĩ trẻ Ly Mí Cường (ngoài cùng bên phải) cùng ThS. Trần Hoài (thứ hai từ trái qua) và anh Ngô Tiến Vinh
Nghệ sĩ trẻ Ly Mí Cường (ngoài cùng bên phải) cùng Ths. Trần Hoài (thứ hai từ trái qua) và anh Ngô Tiến Vinh

"Mình nghĩ ở đây cần sự đổi mới trong âm nhạc, vẫn giữ nguyên cái đặc sắc nhưng cần theo được thời đại để tồn tại. Nhiều người chưa nhận thức được giá trị văn hóa của dân tộc. Bản thân mình rất tự hào, khi là một người con của dân tộc Mông và được thừa hưởng những tài sản văn hóa vô giá. Mình muốn đưa âm nhạc nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung ra với thế giới”, nghệ sĩ Ly Mí Cường bày tỏ.

Triển lãm chỉ diễn ra trong 1 ngày, tuy nhiên nhóm Hmong Culture vẫn còn nhiều dự định tổ chức các chương trình văn hóa - nghệ thuật để lan tỏa các giá trị dân tộc rộng rãi hơn.