Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Triển lãm "Kỳ ẩn Việt Nam"- Sống dậy những kiến trúc cổ

Hồng Minh - 12:59, 22/05/2022

Từ ngày 21/05/2022 đến hết ngày 30/05/2022, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 20 sáng tác đầu tay của Hoạ sĩ Nguyễn Thanh Vũ mang tên "Kỳ ẩn Việt Nam" được trung bày để giới thiệu tới du khách. Đây là Dự án Phi lợi nhuận về Văn hoá và Giáo dục Gavisto Diplomat.

Nhà Rông Tây Nguyên
Nhà Rông Tây Nguyên

Đến với triển lãm, người xem như được trở lại với lịch sử của dân tộc. Các kiến trúc cổ được hình thành từ thuở sơ khai lập nước, phản ánh dấu ấn của thời cuộc, từ những cuộc chiến chống ngoại xâm, cho đến sự tích hợp đa văn hóa trong kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng… Tất cả đều được thể hiện rõ trong từng câu chuyện, kể cả từng giai thoại nhuốm màu kì bí huyền sử.

Có thể chúng ta chưa biết sự tồn tại của Ca Lâu thành, chưa biết đến những bí mật của di tích Lưu Cừ… Và đó là lý do để triển lãm tranh Kỳ ẩn Việt Nam ra đời…

Chùa Bà Đanh tại tỉnh Hà Nam
Chùa Bà Đanh tại tỉnh Hà Nam

Đây là một Bộ sưu tập tranh giới thiệu những kiến trúc cổ ở khắp mọi miền đất nước. Có những công trình vẫn sừng sững với thời gian, số khác từ lâu đã ẩn mình, những gì còn lại chỉ là nền móng và dĩ vãng trong sách vở. Dưới góc nhìn của hội họa, kiến trúc sẽ khoác lên một lớp áo khác, có mạnh mẽ, sinh động, cũng có trầm lắng, tĩnh lặng.

Chùa Linh Ứng ở thành phố Đà Nẵng
Chùa Linh Ứng ở thành phố Đà Nẵng

Triển lãm Kỳ ẩn Việt Nam như một cơ hội để làm sống lại những điều tưởng như đã cũ, những di tích tưởng như đã bị quên lãng. Con người ta sống để chứng kiến cuộc đời, còn kiến trúc sống để chứng kiến chúng ta, sinh ra, lớn lên và trưởng thành theo năm tháng. Hãy để bản thân một lần được biết đến nhiệm màu của tiền nhân, và biết đâu trong câu chuyện của mỗi tác phẩm, chúng ta sẽ có cơ hội tìm được những mảnh ghép đã mất của chính mình.

Hoạ sĩ Nguyễn Thanh Vũ sinh năm 1995, tốt nghiệp đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Anh có đam mê lớn với hội họa, đặc biệt là sơn dầu. Anh quan niệm hội họa là loại hình quan trọng của văn hóa và phản ánh tính chất của thời cuộc. Theo đuổi trường phái Hậu ấn tượng, Nguyễn Thanh Vũ mong muốn truyền tải được sự mạnh mẽ giàu sức sống, nhiệt huyết cũng như tươi trẻ, bình yên thông qua các tác phẩm của mình.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.