Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường ở Thanh Hóa: “Thanh đi, tra lại” vẫn gây ô nhiễm

Quỳnh Trâm - 18:08, 14/08/2020

Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 7/8/2020 có đăng tải bài viết: “Ô nhiễm môi trường từ một trang trại ở Thanh Hóa: Dân từng giờ phải chịu mùi hôi thối, xã bảo chờ ?!”. Sau khi Báo đăng, cơ quan chức năng của huyện Bá Thước đã vào cuộc kiểm tra, yêu cầu chủ trang trại khắc phục dứt điểm tình trạng ô nhiễm vì đây không phải là lần đầu bị “nhắc nhở”.

Chất thải từ trang trại lợn nhà bà Liên gây ô nhiễm nguồn nước
Chất thải từ trang trại lợn nhà bà Liên gây ô nhiễm nguồn nước

“Phớt lờ” yêu cầu khắc phục ô nhiễm

Ngày 11/8/2020, làm việc với Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phạm Văn Ấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Bá Thước, cho biết: Sau khi nhận được thông tin từ Báo nêu về tình trạng ô nhiễm môi trường từ trại nuôi lợn của gia đình bà Trương Thị Liên ở thôn Giàu Cả, xã Lương Ngoại, Phòng TN&MT huyện đã tiến hành kiểm tra; và đây không phải là lần đầu huyện cũng như Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định bảo vệ môi trường của trang trại này.

“Qua kiểm tra cho thấy, trại lợn không có hệ thống gom nước thải riêng biệt, khiến nước thải chảy tràn ra ngoài, gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, bể chứa phân để đưa lên hệ thống ép khô bị hỏng. Máy ép phân chưa hoạt động. Nước thải ao sinh học chảy tràn ra môi trường. Tình trạng ô hiễm môi trường do người dân phản ánh là không sai”, ông Ẩn cho biết.

Cũng theo ông Ấn, sau khi kiểm tra, Phòng TN&MT huyện đã yêu cầu đến ngày 20/8/2020, chủ trang trại phải xây dựng bể chứa phân đưa lên máy ép khô. Đồng thời phải xây dựng hệ thống rãnh, bể thu gom nước mưa chảy tràn để xử lý riêng; thời hạn đến ngày 10/9/2020 phải hoàn thành.

“Phòng TN&MT huyện giao cho UBND xã Lương Ngoại và Trưởng thôn Giàu Cả giám sát quá trình khắc phục. Nếu quá thời gian, chủ trang trại không xử lý dứt điểm, thì huyện sẽ tiếp tục xử lý. Có thể phải đình chỉ hoạt động trang trại”, ông Ấn nói.

Đơn kêu cứu của người dân thôn Giàu Cả gửi Báo Dân tộc và Phát triển
Đơn kêu cứu của người dân thôn Giàu Cả gửi Báo Dân tộc và Phát triển

Theo tìm hiểu của phóng viên, đây không phải là lần đầu trang trại nuôi lợn của gia đình bà Liên bị cơ quan chức năng nhắc nhở. Cụ thể, sau khi kiểm tra, ngày 1/4/2020, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa đã có công văn yêu cầu gia đình bà Liên phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của trại lợn.

Trong công văn này, Sở TN&MT tỉnh yêu cầu bà Trương Thị Liên chỉ nuôi hết lứa lợn (đến tháng 5/2020). Sau đó, dừng nhập lợn để đầu tư đầy đủ các công trình xử lý môi trường theo đúng quy định thì mới tiếp tục được hoạt động. Ngoài ra, Sở TN&MT cũng đề nghị giảm quy mô chăn nuôi lợn từ 1.000 con xuống dưới 500 con để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chủ trang trại đã không chấp hành các yêu cầu này.

Trang trại nuôi lợn của bà Liên vẫn xả thẳng trực tiếp ra môi trường. (Ảnh chụp ngày 12/8/2020)
Trang trại nuôi lợn của bà Liên vẫn xả thẳng trực tiếp ra môi trường. (Ảnh chụp ngày 12/8/2020)

Việc cấp phép “có phần hơi ẩu”?

Trong công văn, ngoài việc yêu cầu chủ trang trại nuôi lợn thực hiện ngay các giải pháp bảo đảm môi trường, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị UBND huyện Bá Thước, khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phải nghiên cứu kỹ các quy định về khoảng cách đảm bảo vệ sinh môi trường đến khu dân cư; quá trình thẩm định hồ sơ về môi trường với các dự án có tính nhạy cảm cần tham vấn ý kiến góp ý của Sở TN&MT…

Theo kết quả kiểm tra của Sở TN&MT tỉnh thì xung quanh trang trại là khu dân cư thôn Giàu Cả, hộ gần nhất cách 77m. Như vậy, khi cấp phép cho bà Liên xây dựng trang trại nuôi lợn này, UBND huyện Bá Thước có vội vã không? Việc các phòng chức năng tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ký quyết định cấp phép đã đúng chưa?

Người dân thôn Giàu Cả bức xúc vì trang trại gây ô nhiễm môi trường
Người dân thôn Giàu Cả bức xúc vì trang trại gây ô nhiễm môi trường


Trả lời những vấn đề này, ông Tống Minh Hóa, Phó trưởng phòng TN&MT huyện Bá Thước, thừa nhận: Trong việc tham mưu, đề xuất và chấp thuận cho gia đình bà Liên xây dựng trang trại lợn này là "có phần hơi ẩu”.

“Về thẩm quyền của UBND huyện chấp thuận chủ trương đầu tư là không sai. Vì quy mô  trang trại nuôi 1000 con lợn, vốn đầu đầu tư dưới 15 tỷ và vị trí không có mặt tiếp giáp với tỉnh lộ và quốc lộ... theo quyết định số 22/2018/QĐ-UBND, ngày 10/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa quy định việc thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; chấp thuận địa điểm đầu tư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, ông Hóa nói.

Thực tế, việc chấp thuận cho gia đình bà Liên xây dựng trang trại nuôi lợn dù có đúng thẩm quyền nhưng vì “hơi ẩu” dẫn đến tình trạng cơ sở chăn nuôi này gây ô nhiễm môi trường rõ ràng vẫn thuộc trách nhiệm của UBND huyện Bá Thước. Vì vậy, UBND huyện Bá Thước cần có chế tài xử lý dứt điểm để trả lại môi trường sạch cho người dân thôn Giàu Cả.


Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.