Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Giảm nghèo bền vững

Tràng Định (Lạng Sơn): Trao sinh kế phù hợp, giúp giảm nghèo bền vững

Minh Anh - 15:31, 18/12/2024

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã ưu tiên đầu tư hỗ trợ thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. Từ việc triển khai thực hiện các mô hình hỗ trợ phù hợp, hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo có thu nhập, góp phần ổn định đời sống.

Người dân xã Đề Thám được hỗ trợ trâu để phát triển sản xuất
Người dân xã Đề Thám được hỗ trợ trâu để phát triển sản xuất

Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện Tràng Định đã triển khai thực hiện 29 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, có 267 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được thụ hưởng trong vòng 36 tháng.

Theo đó, từ nguồn lực hỗ trợ trong giai đoạn 2021 - 2025, nhất là hỗ trợ sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, góp phần giảm khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc, giữa các khu vực trên địa bàn huyện.

Là hộ cận nghèo, bà Ma Thị Phận, thôn Phan Thanh, xã Đề Thám cho biết: Năm nay, gia đình vừa được nhận hỗ trợ 2 con trâu để phát triển sản xuất. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chăm sóc, chuẩn bị thức ăn, vệ sinh chuồng trại, gia đình đã chăm sóc trâu phát triển tốt. Gia đình chúng tôi rất phấn khởi vì đây là món tài sản lớn của gia đình.

Ông Hoàng Hồng Long, Phó Chủ tịch UBND xã Đề Thám khẳng định: Qua triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp bà con xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Mô hình hỗ trợ nuôi cá lăng ở Hùng Việt mang lại hiệu quả
Mô hình hỗ trợ nuôi cá lăng ở Hùng Việt mang lại hiệu quả

Còn tại xã Tân Tiến, thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo người dân đã được hỗ trợ chăn nuôi lợn thương phẩm và chăn nuôi dê, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Xã Tân Tiến có 25 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 75 con dê sinh sản, với tổng kinh phí 300 triệu đồng. Nguồn hỗ trợ từ dự án đã góp phần tạo sinh kế mới, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, đến nay 13/25 hộ nhận hỗ trợ đã thoát nghèo.

Ông Hoàng Ngọc Hưng, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: Từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp tạo sinh kế đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được thụ hưởng các chính sách có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 30 hộ năm 2023 xuống còn 16 hộ vào cuối năm 2024 chiếm 2,6%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 95 hộ xuống còn 84 hộ chiếm 13,8% dân số của xã.

Người dân được hỗ trợ giống cây hồi để phát triển sản xuất
Người dân được hỗ trợ giống cây hồi để phát triển sản xuất

Từ sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã được thực hiện khá đồng bộ, đạt hiệu quả tích cực. Qua đó, đã giải quyết được những vấn đề cơ bản của các hộ nghèo, cận nghèo về nhà ở, đất ở, nhu cầu khám chữa bệnh, học tập, tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp các hộ nghèo vươn thoát nghèo bền vững.

Thông qua chương trình, cơ sở vật chất, kinh tế - xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn cũng được cải thiện đáng kể, có sự khởi sắc, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh quốc phòng của địa phương.

Từ đó, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tối đa tái nghèo và phát sinh nghèo; tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống. 

Diện mạo cơ sở hạ tầng ở địa bàn huyện Tràng Định đang thay đổi tích cực
Diện mạo cơ sở hạ tầng ở địa bàn huyện Tràng Định đang thay đổi tích cực

Ông Chu Việt Hà, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Tràng Định cho biết: Qua triển khai thực hiện, các hộ gia đình đã được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Từ đó, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tối đa tái nghèo và phát sinh nghèo; tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Phấn khởi nhất là, tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 là 10,84%, hết năm 2024, đã giảm xuống còn 2,42%.

Tin cùng chuyên mục
Tràng Định (Lạng Sơn): Chú trọng giảm nghèo về thông tin để thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo

Tràng Định (Lạng Sơn): Chú trọng giảm nghèo về thông tin để thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo

Xác định giảm nghèo thông tin là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo. Qua đó, từng bước khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của đồng bào DTTS nghèo và sử dụng có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.