Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

TP. Thái Nguyên: Chuyển đổi số hướng đến phát triển bền vững

Hồng Phúc - Việt Hà - 17:16, 23/01/2022

Chương trình chuyển đổi số được đẩy mạnh tại TP. Thái Nguyên đang tạo ra tác động tích cực đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và hoạt động quản lý, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền.

TP. Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành thành phố thông minh và thuộc nhóm đơn vị dẫn đầu về chuyển đổi số của tỉnh.
TP. Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành thành phố thông minh và thuộc nhóm đơn vị dẫn đầu về chuyển đổi số của tỉnh.

Từ tháng 6/2021, TP. Thái Nguyên đã triển khai phòng họp không giấy tờ, kết nối với IOC của UBND tỉnh, IOC của Tỉnh ủy và các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn toàn tỉnh để phục vụ các cuộc họp của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ, các phiên họp thường kỳ của UBND thành phố và kết nối trực tuyến với 32/32 xã, phường.

Theo thông tin từ Phòng Văn hoá – Thông tin TP. Thái Nguyên, 100% văn bản đi, đến (trừ văn bản mật) được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng; 100% cơ quan, đơn vị, phường, xã đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ; 100% cán bộ, công chức, viên chức thành phố thực hiện trao đổi, tra cứu khai thác thông tin qua môi trường mạng. 100% các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố, UBND các, phường, xã (trừ lực lượng Công an, Quân sự) thực hiện sử dụng chữ ký số trong hệ thống quản lý văn bản và điều hành; trên 95% cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức từ thành phố đến phường, xã sử dụng hòm thư công vụ tỉnh Thái Nguyên phục vụ công việc...

Theo đó, địa phương đã từng bước số hóa, hình thành kho dữ liệu dùng chung thực hiện thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của thành phố với cơ chế định danh, xác thực, phân quyền sử dụng phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử phục vụ hoạt động của các cơ quan Nhà nước hướng tới phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Lập dự án xây dựng Trung tâm điều hành thông minh TP. Thái Nguyên (IOC) kết nối với IOC của UBND tỉnh, IOC Tỉnh ủy và các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn tỉnh, tổ chức triển khai từ tháng 01/2022.

Một trong các hoạt động nổi bật về chuyển đổi số thời gian qua trên địa bàn TP. Thái Nguyên được người dân quan tâm, đánh giá cao, đó là, hiện nay thành phố triển khai lắp đặt thiết lập hệ thống camera giám sát tại các điểm hỗ trợ Nhân dân phòng, chống dịch Covid-19; các bệnh viện, khu cách ly tập trung của thành phố với tổng số 185 camera giám sát được kết nối với Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh.

32/32 phường, xã của thành phố đã triển khai lắp đặt, kết nối hệ thống camera giám sát (tổng số 304 camera) theo mô hình camera giám sát, kết nối trực tiếp tại các vị trí với trụ sở UBND các phường, xã để phục vụ công tác quản lý an ninh trật tự và công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tính đến ngày 10/01/2022, TP. Thái Nguyên có 9.832 tài khoản cài đặt và sử dụng phần mềm công dân số C-ThaiNguyen. 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố cài đặt và tương tác với ứng dụng C-ThaiNguyen. Hiện nay, UBND thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các phường, xã thực hiện cài đặt và sử dụng ứng dụng ThaiNguyen ID, nền tảng công dân số đầu tiên dành cho công dân tỉnh Thái Nguyên.

Năm 2021, TP. Thái Nguyên đã trở thành đơn vị trong tốp dẫn đầu của tỉnh về an toàn, an ninh mạng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen về việc triển khai thực 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh./.